Nếu muốn biết điện thoại Android của mình có những cảm biến nào, nguồn pin, hiệu suất ra sao… thì 5 ứng dụng dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra phần cứng máy

Việc đầu tiên sau khi mua một chiếc điện thoại theo dạng sang tay là bạn cần kiểm tra xem phần cứng của máy có còn hoạt động như khi xuất xưởng hay không. Tuy vậy các thông số bạn cần kiểm tra thường sẽ không nằm đầy đủ một nơi.

Để có thêm kinh nghiệm mua điện thoại cũ, 5 ứng dụng miễn phí dưới đây sẽ giúp bạn biết cách test điện thoại Android cũ một cách chính xác cũng như chi tiết cấu hình của máy.

5 ứng dụng giúp kiểm tra phần cứng điện thoại Android

1. Z-Device Test

Những ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra phần cứng trên điện thoại Android

Để có được những phân tích về phần cứng của chiếc điện thoại một cách toàn diện và sâu nhất, bạn có thể thử qua ứng dụng Z-Device Test. Ứng dụng cho phép bạn kiểm tra mọi thành phần phần cứng của điện thoại như camera, GPS, gia tốc kế, cảm biến ánh sáng, rung, âm thanh, CPU, pin…

Nếu máy của bạn hỗ trợ một số tính năng như NFC, cảm biến lực, cảm biến nhiệt độ… ứng dụng cũng sẽ cung cấp cho bạn các thông tin từ những cảm biến này trong cùng một ứng dụng đơn nhất.

2. Phone Tester

Những ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra phần cứng trên điện thoại Android

Điểm mạnh của Phone Tester là ứng dụng có một giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Nếu không có nhu cầu tìm hiểu sâu và chi tiết về phần cứng chiếc điện thoại, thì Phone Tester sẽ phù hợp dành cho bạn. Đặc biệt là ứng dụng này hỗ trợ được những thiết bị chạy Android 6.0.

3. AnTuTu Tester

Những ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra phần cứng trên điện thoại Android

Đây là một ứng dụng kiểm tra phần cứng khá thông dụng trên điện thoại Android. Mặc dù không cung cấp nhiều công cụ để kiểm tra từng thành phần phần cứng, AnTuTu Tester chỉ tập trung vào các thông tin liên quan đến màn hình và cảm biến của thiết bị.

Tuy nhiên tính năng hữu ích nhất của AnTuTu Tester là cho phép kiểm tra dung lượng pin trên smartphone để xác định xem pin trên thiết bị đã bị chai hay chưa. Để sử dụng chức năng kiểm tra pin này đòi hỏi phải sạc đầy pin và phải mất khá nhiều thời gian (thông thường lên đến 5 tiếng). Và đây cũng chính là nhược điểm AnTuTu Tester.

4. Sensor Box

Những ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra phần cứng trên điện thoại Android

Sensor Box chỉ tập trung vào việc kiểm tra tất cả các cảm biến điện thoại. Bên cạnh việc kiểm tra các cảm biến, Sensor Box còn giải thích về cách thức hoạt động của các cảm biến như gia tốc kế, ánh sáng, la bàn, âm thanh, con quay hồi chuyển…

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không phải chiếc điện thoại nào cũng được trang bị đầy đủ những cảm biến này (thường chỉ có những điện thoại cao cấp mới có), do đó Sensor Box chỉ xác định và kiểm tra những cảm biến nào được trang bị.

5. Phone Doctor Plus

Những ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra phần cứng trên điện thoại Android

Phone Doctor Plus cho phép bạn kiểm tra tình trạng cụ thể của từng phần cứng trên điện thoại như cảm biến, pin, màn hình, microphone, đèn flash, camera, bộ nhớ của điện thoại Android. Từ đó giúp xác định được bộ phận nào hoạt động kém ổn định và cần phải sửa chữa, thay thế.

Dù không hỗ trợ một vài bài kiểm tra cảm biến thế nhưng Phone Doctor Plus vẫn là ứng dụng cung cấp cho bạn nhiều thông tin nhất về phần cứng điện thoại Android. Đây cũng là ứng dụng đặc biệt hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi mua điện thoại cũ và đánh giá xem sản phẩm có phù hợp với giá tiền hay không.

Góc quảng cáo