Mục lục bài viết
Bạn có chắc là mình rành về việc sử dụng WiFi, nếu chắc hay chưa thì cũng nên tham khảo những thủ thuật do chính cựu kỹ sư Apple chia sẻ.
Thiết lập mạng WiFi hiện giờ đã gần như không còn gặp trở ngại gì với sự tiến bộ của công nghệ. Các nhà sản xuất đang thực hiện đơn giản hoá tinh chỉnh tối đa để người dùng chỉ cần theo các hướng dẫn là có thể thực hiện được dễ dàng.
Song trên thực tế hoàn cảnh và điều kiện sử dụng của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau, do vậy thường các hướng dẫn lại không đề cập cho những trường hợp thuộc dạng số ít.
Alf Watt, cựu kỹ sư mảng WiFi của Apple, người đã tạo ra ứng dụng WiFi hữu ích iStumbler trong một chương trình trao đổi với trang MacObserver đã chia sẻ những hiểu biết của ông về mạng WiFi.
Dưới đây là 4 thủ thuật dùng mạng WiFi từ vị cựu nhân viên Apple
1. Dùng một SSID cho tất cả tần số WiFi trên cùng mạng (2.4GHz hoặc 5GHz)
Nếu có một mạng trong nhà nhưng lại có nhiều router hoặc access point để giúp phủ sóng WiFi tốt hơn, hoặc nhiều sóng radio tại một access point, thì lời khuyên là bạn sử dụng cùng một SSID (tên cộng sóng Wireless) cho tất cả chúng, và để thiết bị khách tự quyết định cái nào là tốt nhất để sử dụng.
Những thiết bị của Apple lựa chọn mạng bằng thứ tự ưu tiên của bạn. Nếu bạn có nhiều mạng với nhiều tên khác nhau, máy Mac hoặc iPhone sẽ luôn chọn dựa trên phần “Preferred Networks” thuộc tài khoản iCloud của bạn, tức là thậm chí nó sẽ chọn một mạng mà không cho bạn băng thông kết nối tốt nhất.
Nếu bạn có tên mạng (SSID) giống nhau, thì nó sẽ chọn theo tần số sóng mà nó dự đoán sẽ cho lưu thông tốt nhất, dù đôi khi nó không phải có tín hiệu tốt nhất). Tóm lại, để tên tất cả cột sóng trong nhà giống nhau thì cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu hơn.
2. Đối phó tình trạng tắc nghẽn điểm truy cập:
Trong phần trả lời câu hỏi “làm thế nào để đối phó với tình trạng có quá nhiều điểm truy cập (access points) trong một khu vực nhỏ như căn hộ)”, Watt cho biết điều tốt nhất là sẽ cần tăng số lượng access point nhưng giảm công suất phát của chúng để tránh can thiệp vào nhau. Nó cũng tốt nếu như hàng xóm của bạn làm thế nhưng thậm chí chỉ mỗi bạn thì nó cũng sẽ giúp ích hơn. Đồng thời người dùng cũng có thể cân nhắc thông qua đường điện có sẵn để kết nối các điểm truy cập.
Một tuỳ chọn hữu ích nữa là dùng kênh tần số 5GHz khi có thể. Với bằng tần cao hơn thì sẽ không đi qua tường tốt như các tầng số khác, điều này là hữu dụng cho các khu vực có nhiều kênh xung đột.
3. Đừng sử dụng kênh 40MHz “rộng” trên tần số 2.4GHz
Một vài Router hiện cho phép bạn sử dụng kênh “rộng” trên bằng tần 2.4GHz. Vấn đề của băng tần này là nó gây nghẽn chứ không làm tốt hơn. Bluetooth cũng nằm ở băng tần này và dễ hiểu nó sẽ gây trùng lắp. Chính vì thế các thiết bị của Apple từ lâu không hỗ trợ kênh này, kể cả iPhone và Macbook.
Kênh rộng 40MHz ở tần số 5GHz là lựa chọn hoàn hảo, và với chuẩn 802.11ac (chỉ ở tần số 5GHz) bạn có thể tăng lên 80 hoặc thậm chí 160MHz. Cần lưu ý là ở tần số tích hợp 5GHz thì chỉ đủ cho 2 kênh 160MHz. Tin tốt là các router dùng chuẩn 802.11ac đã dùng sóng “radio nhận thức”, có nghĩa là chúng sẽ lắng nghe trước khi phản hồi, và điều đó sẽ đưa xuống từ 80MHz (hoặc 160MHz) đến một mức thấp hơn nếu chúng phát hiện một router giao tiếp trong cùng một băng tần, điều này khá thông minh.
4. Chú ý về hướng của Ănten
Nếu Router của bạn có ănten gắn trong, hãy chắc là bạn dùng chúng với hướng tự nhiên. Đơn gỉan là nếu router của bạn bán ra có kèm đế, hãy dùng nó kèm với đế (đừng đặt nằm ngang cho tiện). Một vài Router có chân ở 2 mặt và cho bạn tuỳ chọn gắn treo, vì vậy cứ theo vậy mà thực hiện.
Riêng với router có ăn ten gắn ngoài có thể xoay được, Watt khuyến nghị dựng 1 ăn ten thẳng đứng và 1 ăn ten nằm ngang. Điều này sẽ giúp tín hiệu radio thu được là lớn nhất khi thiết bị khách và điểm truy cập phù hợp phân cực (anten chỉ cùng một mặt phẳng).
Một số thiết bị khách có ănten theo hướng dọc và một vài theo phương ngang. Ví dụ như Macbook có ănten ở phần bản lề nhựa theo phương nằm ngang