Xem nhanh
Chủ một máy giặt LG đã phải ngắt kết nối Wi-Fi của thiết bị này sau khi phát hiện lượng dữ liệu tải lên tăng bất thường.
Chủ của một máy giặt LG, người cũng đồng thời là một tín đồ công nghệ tài chính, đã hỏi trên mạng xã hội X rằng tại sao thiết bị thông minh trong nhà của ông lại ngốn đến 3,66 GB dữ liệu mỗi ngày. Lo ngại về vấn đề bảo mật, Johnie đã buộc thiết bị của mình ngắt kết nối khỏi mạng internet. Liệu chiếc máy giặt LG của Johnie đã bị hack hoặc bị thay đổi chức năng thông qua mạng internet, hay đây chỉ là lượng data trung bình mà một thiết bị gia dụng ngày nay cần đến.
Nhiều người dùng mạng xã hội đã nóng lòng tham gia cuộc điều tra lý do vì sao máy giặt của LG lại ngốn dung lượng đến thế. Những ảnh chụp đầu tiên từ Johnie cho thấy vào những ngày được chọn, thiết bị của anh đã tải lên 3,57 GB và tải xuống 100 MB dữ liệu và lưu lượng data luôn được giữ ổn định. Trong khi đó, dựa vào ảnh chụp từ màn hình từ router của Asus, máy giặt này chỉ chiếm 5% lưu lượng sử dụng internet của Johnie mỗi ngày.
Thiết bị đang tải DLC hay đã bị hack
Chủ nhân chiếc máy giặt không giấu nổi sự bất ngờ và thấy tình hình của mình thật hài hước, còn đùa rằng chắc hẳn máy của ông đang tải xuống các DLC của riêng mình, với DLC đại diện cho “các vòng giặt có thể tải xuống” (Downloadable Laundry Cycles). Tuy vậy máy giặt LG cần phải tải xuống các chế độ giặt sẵn có. Nhưng trong trường hợp này máy giặt lại tải dữ liệu lên mạng.
Lần theo dấu vết, Johnie cho rằng có ai đó đang sử dụng máy giặt của mình để đào crypto. “Tôi sẵn sàng cho thuê LPU (Laundry Processing Unit) của mình theo giờ”, Johnie đùa. Một lần nữa, trò đùa có thể biến thành sự thật khi một người dùng trên mạng xã hội đã chỉ ra những lần các hacker đã chiếm quyền điều khiển nhiều thiết bị gia dụng từ LG.
Theo đó, việc hack một loạt máy giặt LG như một kế hoạch đào crypto quy mô lớn hẳn không phải là một kế hoạch quá viễn vong. Một số lượng lớn thiết bị với công suất yếu vẫn có thể tạo ra một công cụ đào crypto mạnh khi kết hợp cùng nhau.
Một giả thuyết khác ít âm mưu hơn đó đã một lượng lớn thông tin đã được tải lên máy chủ của LG từ đó giúp cải thiện chế độ LLM (Large Laundry Model) của mình. Johnie cũng đùa rằng LG sử dụng việc này để chuẩn bị cho màn ra mắt của một “combo giặt sấy bằng AI”.
Sai sót từ router của Asus
Cho tới hiện tại, câu trả lời được nhiều người đồng thuận nhất chính là lỗi báo cáo từ router của Asus. Johnie hiện cũng đã để máy giặt LG của mình ở chế độ offline và LG cũng không đưa ra thông báo chính thức nào.
Một lý do khác có thể được cân nhắc là lượng data tải lên cao bất thường có thể là một lỗi trong firmware của Asus. Theo một bài đăng trên X, Johnie đã báo rằng “có độ không chính xác từ router của ASUS”, ám chỉ đến lượng data sử dụng của ứng dụng iMessage từ Apple. Một người dùng máy giặt LG khác đã chụp báo cáo sử dụng data từ router của mình. Theo đó, máy giặt của người dùng này chỉ dùng ít hơn 1 MB dữ liệu mỗi ngày.
Mối nguy thật sự từ các thiết bị kết nối internet
Những bài tweet của Johnie dù mang tính hài hước nhưng vấn nạn các thiết bị kết nối internet bị hack là rất nghiêm trọng. Hãy tưởng tượng nếu các thiếu bị y tế hoặc hệ thống công nghiệp bị chiếm quyền kiểm soát, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các thiết bị kết nối không dây có thể bị can thiệp hoặc nhiễm ransomware. Các thiết bị có thể bị bí mật thay đổi chức năng để có thể gây hại cho người sử dụng thông qua nhiều cách thức khác nhau.
Theo tom’s HARDWARE