Mục lục bài viết
Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và Xã hội số của Bộ Chính trị, Tập đoàn FPT trưng bày hệ sinh thái giải pháp toàn diện dành cho chính quyền, doanh nghiệp ở mọi quy mô để góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Theo đó, tại Diễn đàn, Tập đoàn FPT trình diễn loạt giải pháp tiên tiến, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của tỉnh thành, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm: Hệ sinh thái xác thực số với các giải pháp Hợp đồng điện tử – FPT.eContract, Chữ ký số từ xa – FPT.eSign, Giải pháp chống giả mạo xác thực số FPT.IDCheck, Hệ thống Chứng thực hợp đồng điện tử – FPT.CeCA; Giải pháp tự động hoá quy trình nghiệp vụ – akaBot; FPT Camera cùng loạt tiện ích song hành toàn diện cùng Đề án 06 của Chính phủ, hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số.
Giải pháp hỗ trợ xây dựng kinh tế số bền vững
Trong nhóm giải pháp phục vụ phát triển kinh tế số, FPT giới thiệu hợp đồng điện tử – FPT.eContract. Trong 3 năm ra mắt, Hợp đồng điện tử – FPT.eContract thuộc hàng đầu thị trường ký kết điện tử với những dấu ấn như: Hơn 2 triệu giao dịch, hơn 4 triệu đối tác ký và hơn 1.500 khách hàng doanh nghiệp ký kết từ xa trên nền tảng, tiêu biểu như: VNPay, Vietjet, Be, Tiki, 30Shine…
Cùng với hợp đồng điện tử, FPT.eSign là dịch vụ ký số dẫn đầu thị trường Việt Nam với hơn 70% thị phần, cấp phát hơn 10 triệu chứng thư số mỗi năm. FPT.eSign đang trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các giao dịch điện tử thuộc mọi lĩnh vực như Ngân hàng – Tài chính, Bảo hiểm, Chứng khoán, Bất động sản, Thuế, Kho bạc, Hải quan…
Nhằm giúp doanh nghiệp tăng tốc vận hành, FPT giới thiệu akaBot – giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ (Robotic Process Automation – RPA) toàn diện cho doanh nghiệp với các “trợ lý robot ảo” có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn.
Tính đến hiện tại, akaBot đã phục vụ hơn 3.500 doanh nghiệp tại 21 quốc gia với hơn 10.000 robot ảo được triển khai. Các trợ lý ảo của akaBot đã giải phóng hơn 11 triệu nhân viên của toàn bộ khách hàng khỏi các tác vụ nhàm chán; rút ngắn 70% thời gian xử lý quy trình và tiết kiệm tới 21,9 triệu giờ làm việc/năm.
Giải pháp thúc đẩy xây dựng xã hội số
Thúc đẩy xây dựng xã hội số, FPT giới thiệu giải pháp xác thực thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn Chip FPT.IDCheck và thiết bị đọc thẻ CCCD FPT.IDReader. Hai giải pháp này có thể nhận diện khuôn mặt với độ chính xác 100%, đáp ứng nhu cầu xác thực định danh ở đa dạng lĩnh vực: Ngân hàng – Tài chính, Bảo hiểm, Thương mại điện tử, Bất động sản…, cũng như tại bất kỳ tổ chức nào (trường học, văn phòng công chứng, bệnh viện…).
Cũng tại sự kiện, Tập đoàn FPT giới thiệu giải pháp an ninh thương hiệu Việt FPT Camera. Giải pháp đồng bộ, toàn diện, tích hợp công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép giám sát, lưu trữ, quản lý dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud).
Giải pháp có khả năng nhận diện khuôn mặt, phân biệt người lạ, người quen giúp đảm an toàn cho gia đình, đặc biệt hữu ích cho gia đình có người già và trẻ nhỏ; hỗ trợ phân biệt chuyển động giữa con người và vật thể giúp hạn chế cảnh báo không cần thiết.
Chuyên gia FPT chia sẻ giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
Tại phiên chuyên đề của sự kiện, ông Lê Thanh Bắc – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ điện tử – Công ty Hệ thống thông tin FPT – Tập đoàn FPT đã chia sẻ đến lãnh đạo tỉnh, thành, doanh nghiệp bài tham luận với chủ đề: “Nền tảng ký kết và xác thực số toàn trình – thúc đẩy kinh tế số Việt Nam”.
Theo ông Lê Thanh Bắc, FPT đã đồng hành đào tạo và chuyển đổi số cùng 40 tỉnh, thành 6. Hiện nay, Tập đoàn FPT có 30 mô hình tiện ích gắn với Đề án 06.
Trong đó, FPT đặc biệt coi trọng việc xây dựng cơ sở dữ liệu giúp lãnh đạo các địa phương chỉ đạo tức thời bằng dữ liệu thời gian thực. Cũng trong quá trình đồng hành với lãnh đạo tỉnh, thành, FPT thiết kế giải pháp giúp nâng cao năng suất lao động của cán bộ công chức, viên chức, tạo ra phúc lợi cho người dân. Nhờ vậy, người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ hành chính công nhanh chóng, thuận tiện.
“FPT đã và đang cung cấp những giải pháp công nghệ tiên để cùng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp giải các bài toán chuyển đổi số. Hệ sinh thái nền tảng, giải pháp, sản phẩm và dịch vụ Made by FPT bao trùm các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam”, ông Lê Thanh Bắc cho biết.
Ngoài những chia sẻ tại sự kiện, chuyên gia FPT cũng mô phỏng quy trình ký kết trên nền tảng Hợp đồng điện tử – FPT.eContract, cho phép doanh nghiệp có thể tiến hành ký kết an toàn, đảm bảo xác thực trên một nền tảng chung thống nhất. Đặc biệt, FPT vừa cho ra mắt phiên bản FPT.eContract Lite hoàn toàn miễn phí, không giới hạn thời gian sử dụng, phù hợp với nhu cầu ký kết của các doanh nghiệp SME.
Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I là sự kiện Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức, Vụ Kinh tế số và Xã hội số phối hợp cùng Tập đoàn IEC thực hiện.
Năm 2023, với lần đầu tiên tổ chức, sự kiện định hướng sẽ là diễn đàn trao đổi thường niên của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia về tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam theo như Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Sự kiện dự kiến bao gồm 1 Phiên Báo cáo chính, 3 Hội thảo chuyên đề và Triển lãm quốc tế diễn ra vào ngày 13-14 tháng 9 năm 2023 tại Thành phố Nam Định với chủ đề xuyên suốt : “Mang nền tảng số đến mỗi gia đình”.
Thành lập năm 1988, Tập đoàn FPT khai mở những con đường chưa từng có dấu chân với nguồn vốn là tinh thần sáng tạo, tiên phong. Sau 35 năm, FPT là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với hơn 63.000 nhân sự, 290 văn phòng tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, hoạt động trong 3 lĩnh vực Công nghệ – Viễn thông – Giáo dục.
FPT được hàng chục triệu khách hàng trên phạm vi toàn cầu ghi nhận, đạt nhiều thành tựu. Đặt sứ mệnh “Kiến tạo Hạnh phúc” mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bằng công nghệ, FPT sẽ nỗ lực xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia số hạnh phúc.