Mục lục bài viết
GrabAds, bộ phận kinh doanh quảng cáo thuộc siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á Grab, đã công bố báo cáo SEA Travel Insights 2023 – Xu hướng du lịch tại Đông Nam Á năm 2023. Báo cáo ghi nhận nhu cầu du lịch mạnh mẽ trên toàn khu vực.
Trong số những người được khảo sát, 72% có kế hoạch du lịch nước ngoài ít nhất một lần trong 12 tháng tới. Đây là một bước nhảy vọt đáng kể từ mức 39% khi các nước trong khu vực mở cửa biên giới trở lại vào năm 2022, tương đương với tăng trưởng 84% chỉ trong vòng một năm.
Cuộc khảo sát được thực hiện với người dùng trên ứng dụng Grab, trong đó có 1.453 người dùng từ Việt Nam. Kết quả cho thấy 80% người Việt được khảo sát lên kế hoạch cho kỳ nghỉ ở nước ngoài, đưa Việt Nam nằm trong số những quốc gia có nhu cầu du lịch nước ngoài cao nhất khu vực, chỉ đứng sau Thái Lan và Singapore (lần lượt là 86% và 85%), vượt qua Philippines (69%), Malaysia (64%) và Indonesia (56%).
Cuộc khảo sát cũng mang đến nhiều phát hiện thú vị khác về sở thích, thói quen và hành vi du lịch của người dùng Grab trên khắp Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
Các nước châu Á là lựa chọn hàng đầu
Với những người Việt Nam có nhu cầu du lịch nước ngoài, các quốc gia châu Á là điểm đến được lựa chọn nhiều nhất. Trong khi Thái Lan, Singapore và Malaysia là những điểm đến được người Việt yêu thích nhất tại khu vực Đông Nam Á thì Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc lại đứng đầu trong danh sách các quốc gia họ muốn khám phá nhất tại châu Á.
Bên cạnh đó, mong muốn đi du lịch của người Việt không chỉ là một nhu cầu có thực mà còn đang mạnh mẽ hơn khi 77% những người có kế hoạch du lịch giải trí dự định có ít nhất 2 chuyến đi trong 12 tháng tới.
Các gia đình ưu tiên những lựa chọn du lịch giúp “trút” bớt căng thẳng
Giống như các quốc gia khác trong khu vực, khách du lịch gia đình là một trong những phân khúc thống trị thị trường du lịch Việt Nam trong năm 2023. Cứ 5 người Việt được khảo sát thì có gần 3 người (59%) cho biết họ có kế hoạch du lịch cùng gia đình, trong khi 35% sẽ có chuyến đi cùng vợ/chồng và 39% nghĩ đến việc du lịch cùng bạn bè.
Tuy nhiên, du lịch theo nhóm, đặc biệt khi có trẻ em là một thách thức không hề nhỏ. Mặc dù một chuyến du lịch vui vẻ và các trò chơi giải trí vẫn là những yếu tố quan trọng, an toàn và thuận tiện trở thành những ưu tiên hàng đầu.
Ví dụ như khi lựa chọn chỗ ở, ba ưu tiên hàng đầu của khách du lịch Đông Nam Á bao gồm: phòng ở dành cho gia đình và phòng thông nhau (65%), kế đến là tiện ích thân thiện với trẻ em (58%) và phòng có các tính năng bảo vệ trẻ em như có ban công an toàn (48%).
Với những phát hiện này, các công ty và dịch vụ lữ hành có thể thu hút và tạo ấn tượng tốt hơn với nhóm khách du lịch gia đình bằng việc đảm bảo sẽ giải quyết những lo âu của họ và nhấn mạnh vào các yếu tố “thân thiện với gia đình” hoặc “thân thiện với trẻ em”.
Khách du lịch muốn tránh xa “bất ổn”
Sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, khách du lịch ngày càng ưa thích lập kế hoạch. Theo báo cáo của GrabAds, 47% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ lập kế hoạch trước 1-3 tháng cho những chuyến đi quốc tế (dưới 3 giờ bay) và hơn một nửa (51%) xác định họ định sẵn mức ngân sách chi tiêu vài tuần trước chuyến đi.
Khảo sát cũng cho thấy hầu hết khách du lịch thích tự lên kế hoạch cho lịch trình hằng ngày. Ngoài ra, 62% khách du lịch Đông Nam Á lựa chọn mua bảo hiểm du lịch cho chuyến đi.
Để nắm bắt xu hướng, gia tăng thị phần, các thương hiệu du lịch nên triển khai hoạt động tiếp thị sớm, thu hút khách hàng ngay từ giai đoạn họ vẫn còn đang tìm hiểu và so sánh các sự lựa chọn.
Tận dụng thông tin địa phương hoá từ GrabAds để thu hút khách du lịch Đông Nam Á
Bằng cách kết nối các nhà quảng cáo, đặc biệt là các thương hiệu lữ hành, với nguồn dữ liệu toàn diện của tệp người dùng trực tiếp (first-party data) của Grab, GrabAds có thể hỗ trợ các thương hiệu duy trì vị thế tiên phong, đón đầu những xu hướng du lịch đang phát triển.
Bà Đoàn Thanh Huyền, Giám đốc phụ trách bộ phận GrabAds tại Việt Nam, chia sẻ: “Ngày càng nhiều người Việt đang khám phá và trải nghiệm các dịch vụ hằng ngày trên ứng dụng Grab. Họ đại diện cho một bộ phận ngày càng đông đảo những người dùng biết tận dụng công nghệ để tối ưu hoá sự tiện lợi, từ việc di chuyển, giao hàng cho đến lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ.
Sự tương tác của họ với ứng dụng Grab đã mang lại một nguồn dữ liệu phong phú mang đậm tính địa phương, giúp các thương hiệu và nhà quảng cáo có thể xây dựng kết nối sâu sắc với khách hàng của mình.”
Bà Huyền chia sẻ thêm: “Khi đề cập đến lĩnh vực du lịch, năm ngoái, các thương hiệu có thể đã tập trung vào các chiến dịch thúc đẩy ngắn hạn dựa trên tâm lý “sợ bỏ lỡ” (FOMO – fear of missing out) của người tiêu dùng sau thời gian giãn cách xã hội. Giờ đây họ sẽ cần chuyển sang phát triển mối quan hệ lâu dài với những khách hàng tiềm năng vốn mong đợi có sự chủ động nhất định trong việc lập kế hoạch cho chuyến đi, đặt vé và lựa chọn các trải nghiệm.
Đó có thể đơn giản là duy trì tương tác quanh năm với khách hàng hoặc tận dụng các kênh trực tuyến và trực tiếp để quảng bá những ưu đãi mới nhất vào thời điểm phù hợp.”
GrabAds đang tích cực tìm kiếm những cơ hội hợp tác chặt chẽ với các tổ chức du lịch và thương hiệu lữ hành để đổi mới và mang đến trải nghiệm du lịch thú vị, đa dạng cho những người đam mê dịch chuyển đến từ Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Gần đây, GrabAds đã hợp tác với công ty Mediabank Inc. nhằm xây dựng một chiến dịch cho Cục Du lịch Nhật Bản (Japan Tourism Agency – JTA) nhằm thúc đẩy khách du lịch từ Đông Nam Á “Khám phá một khía cạnh khác của Nhật Bản” bên cạnh các điểm du lịch truyền thống.
Bằng việc sử dụng hệ sinh thái từ trực tuyến đến trực tiếp của Grab và những hiểu biết sâu sắc về người dùng Đông Nam Á, chiến dịch đã giúp kết nối JTA đến với nhiều người dùng Grab lựa chọn Nhật Bản là điểm đến du lịch hàng đầu.