Canon thông báo ra mắt hai model ống kính mới của dòng FLEX ZOOM thuộc ống kính EF Cinema — ống kính CN-E14-35mm T1.7 L S zoom góc rộng và ống kính CN-E31.5-95mm T1.7 L S zoom telephoto.
Hai model ống kính FLEX ZOOM được ra mắt vào năm 2022 hỗ trợ máy quay kĩ thuật số có trang bị cảm biến full frame. Canon mở rộng dòng sản phẩm của mình khi bổ sung ống kính zoom góc rộng mới và ống kính telephoto được thiết kế cho các máy quay cinema có siêu cảm biến 35mm.
Các ống kính mới giúp bạn có thể tạo hậu cảnh mờ, và tạo nên khả năng thể hiện hình ảnh mạnh mẽ. Canon mang đến ống kính zoom với tiêu cự tương tự như sáu ống kính tiêu cự cố định (tiêu cự đơn) hiện có. Ngoài ra, bốn model ống kính FLEX ZOOM của Canon tương thích với dịch vụ thay đổi relay kit.
Các ống kính này tương thích với bộ chuyển đổi ngàm EF hoặc PL và hỗ trợ giao thức truyền dữ liệu của nhau, mang lại sự linh hoạt cho công tác tạo video phục vụ cho nhiều máy quay và phong cách quay khác nhau.
Được thiết kế cho vẻ đẹp điện ảnh, các ống kính đường kính lớn này đạt hiệu suất quang học tuyệt vời và tương thích với máy quay 8K trong khi vẫn duy trì phong cách và sự tiện lợi của dòng ống kính EF Cinema của Canon. Kết quả là chúng có thể được sử dụng với các máy quay siêu cảm biến 35mm để quay phim điện ảnh, phim truyền hình, quảng cáo, và nhiều nội dung video đa dạng khác. Hơn nữa, các ống kính này duy trì khẩu độ sáng T1.7 trên toàn bộ phạm vi zoom, giúp người dùng tạo nên các đoạn phim có độ sâu trường ảnh cạn và mạnh mẽ.
Relay kit là một thành phần quang học thay đổi vòng tròn hình ảnh của ống kính. Với relay kit RL-S1 và RL-S2, các ống kính zoom góc rộng và telephoto đã có từ năm 2022và tương thích với máy sử dụng cảm biến full frame có thể được dùng với máy có siêu cảm biến 35mm.
Mặt khác, các relay kit RL-F1 và RL-F2 giúp ống kính được dùng trong các máy có siêu cảm biến 35mm tương thích với các máy dùng cảm biến full frame. Với dòng ống kính Flex Zoom của Canon và các bộ relay kit, ống kính giá trị của khách hàng sẽ trở nên đa dụng hơn.
Sản phẩm |
Ngày ra mắt |
CN-E14-35mm T1.7 L S (ngàm EF) |
Cuối tháng 06 năm 2023 |
CN-E14-35mm T1.7 L SP (ngàm PL) |
|
CN-E31.5-95mm T1.7 L S (ngàm EF) |
Cuối tháng 10 năm 2023 |
CN-E31.5-95mm T1.7 L SP (ngàm PL) |
|
RL-S1 (CN-E14-35mm T1.7 L S/SP relay kit) |
Cuối tháng 06 năm 2023 |
RL-S2 (CN-E31.5-95mm T1.7 L S/SP relay kit) |
Cuối tháng 10 năm 2023 |
RL-F1 (CN-E20-50mm T2.4 L F/FP relay kit) |
Cuối tháng 06 năm 2023 |
RL-F2 (CN-E45-135mm T2.4 L F/FP relay kit) |
Cuối tháng 10 năm 2023 |
Canon phát triển máy quay dùng ống kính chuyển đổi độ nhạy cực cao với cảm biến SPAD
Canon thông báo đang phát triển MS-500, chiếc máy quay dùng ống kính chuyển đổi (ILC) độ nhạy cực cao đầu tiên trên thế giới có trang bị cảm biến dùng diode photon đơn (Single Photon Avalanche Diode – SPAD) 1 inch với số pixel cao nhất trên thế giới là 3.2 megapixel.
Máy tận dụng các đặc điểm đặc biệt của cảm biến SPAD để đạt hiệu quả hoạt động tuyệt vời trong môi trường ánh sáng yếu trong khi vẫn tận dụng ống kính truyền hình có hiệu suất cao ở tiêu cự thuộc phạm vi telephoto. Nhờ các lợi thế đó, MS-500 được mong đợi sẽ là chiếc máy lý tưởng cho nhu cầu sử dụng như giám sát với độ chính xác cao.
Thị trường hiện có nhu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giám sát độ với chính xác cao dùng trong những môi trường như biên giới quốc gia, cảng biển, sân bay, ga tàu lửa, nhà máy điện và những cơ sở hạ tầng thiết yếu khác, nhằm nhanh chóng xác định mục tiêu ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như trời tối, khi mắt thường không thể nhìn thấy, và khi ở cự ly xa.
Model MS-500 hiện đang được phát triển có trang bị cảm biến SPAD 1.0 inch giúp giảm nhiễu, do vậy tạo hình ảnh HD đủ màu sắc, rõ nét ngay cả trong môi trường ánh sáng cực thấp. Khi kết hợp với các ống kính truyền hình của Canon, là những ống kính ghi hình siêu tele cực tốt, máy quay có thể ghi lại chính xác chủ thể trong những môi trường ánh sáng cực thấp, ngay cả ở cự ly xa.
Ví dụ: máy quay có thể được sử dụng để giám sát cảng biển về đêm nhờ khả năng xác định được các tàu cách xa hàng cây số, do đó có thể xác định và giám sát các tàu vào và đi xung quanh cảng với độ chính xác cao.
Với cảm biến CMOS thường được dùng trong các model máy ảnh kĩ thuật số hiện đại, mỗi pixel đo lượng ánh sáng đến nó trong khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, chỉ số điện tích được tích lũy sẽ có nhiễu điện tử, làm mất đi chất lượng hình ảnh, do quy trình mà ánh sáng đã tích lũy được đo.
Nó khiến hình ảnh sau cùng bị giảm chất lượng, đặc biệt khi được dùng trong môi trường ánh sáng thấp. Trong khi đó, cảm biến SPAD dùng công nghệ được gọi là “đếm photon”, nghĩa là phân tử ánh sáng (photon) đi vào mỗi pixel sẽ được đếm.
Khi ngay cả một photon đi vào một pixel, nó cũng sẽ được khuếch đại ngay lập tức lên khoảng 1 triệu lần và đầu ra của nó là tín hiệu điện. Mỗi photon này có thể được đếm về mặt kĩ thuật số, nên giúp chỉ số tín hiệu không còn bị nhiễu – đây là một lợi thế chủ chốt của cảm biến SPAD. Vì lợi thế của công nghệ này, MS-500 có thể hoạt động ngay cả trong môi trường đêm tối, không có ánh sáng sao trời, và cũng có thể dò chính xác chủ thể có độ sáng tối thiểu cũng như ghi lại hình ảnh màu.
MS-500 sử dụng ngàm bayonet (dựa trên tiêu chuẩn BTA S-1005B) được sử dụng rộng rãi trong ngành ống kính truyền hình. Đặc điểm này giúp máy quay có thể được sử dụng cùng với các loại ống kính truyền hình của Canon có khả năng quang học xuất sắc. Kết quả là máy quay có thể nhận diện và ghi nhận chủ thể cách xa nhiều cây số.
Trong tương lai, Canon sẽ tiếp tục nghiên cứu & phát triển sản phẩm, và tạo ra các sản phẩm vượt xa khả năng của mắt người và đóng góp cho sự an toàn và an ninh xã hội dựa trên lịch sử lâu đời của mình trong ngành công nghiệp hình ảnh — công nghệ quang học, cảm biến, xử lý hình ảnh, và phân tích hình ảnh.
MS-500 sẽ được trưng bày như một hiện vật tham chiếu tại gian hàng của Canon trong Triển lãm của Hiệp hội các nhà phát thanh truyền hình quốc gia NAB Show 2023 dành cho thiết bị truyền hình và làm phim tổ chức ở Las Vegas từ thứ Bảy, 15 tháng 4 đến thứ Tư, 19 tháng 4.