Minecraft, Facebook, Twitter và TikTok cũng nằm trong danh sách các mạng xã hội có chỉ số bảo vệ thông tin thấp.

Những ai dùng hệ điều hành Android hẳn cũng không xa lạ với Google Play Store. Google luôn thông báo chính sách bảo vệ của mình tới khách hàng, trong đó cam kết bảo vệ các thông tin cá nhân hoàn toàn trong khi sử dụng Play Store. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, Google không thực sự quan tâm đến những cam kết bảo mật của mình.

Quay trở lại tháng 4 năm 2022, Google lần đầu giới thiệu phần Data Safety trên Play Store. Phần mới này bắt buộc các ứng dụng trên Google Play Store phải báo cáo các thông tin khách hàng được thu thập và cách thu thập chúng. Mục đích là để người dùng có thể đưa ra lựa chọn liệu tải về một ứng dụng có ảnh hưởng quá lớn đến các thông tin và quyền lợi của mình hay không.

Google Play Store đang thất bại trong việc bảo vệ thông tin khách hàng theo các nghiên cứu mới

Nhìn bề ngoài có vẻ như các chính sách này đang được thực hiện rất tốt, tuy nhiên Google dường như không thực sự thi hành các chính sách của mình một cách hiệu quả. Một nghiên cứu mới đây từ Mozilla đã chỉ ra rằng gần 80% ứng dụng trên Google Play Store có các mục Data Safety sai hoặc gây hiểu nhầm cho người dùng.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 20 ứng dụng trả phí và 20 ứng dụng miễn phí trên Google Play Store. Mỗi ứng dụng sẽ được đánh giá dựa trên ba mức: tệ, cần cải thiện, và tốt.

Một ứng dụng được đánh giá tệ khi có sự sai lệch quá lớn giữa phần Data Safety và chính sách bảo mật thật sự. Các ứng dụng tốt là khi các chính sách gần giống nhất với Data Safety được giới thiệu. Và các ứng dụng cần cải thiện không nằm trong cả hai danh sách còn lại.

Google Play Store đang thất bại trong việc bảo vệ thông tin khách hàng theo các nghiên cứu mới

Trong số 40 ứng dụng được Mozilla xem xét, có 16 ứng dụng có đánh giá tệ chiếm tỷ lệ 40%, trong đó có cả nhiều cái tên lớn như Minecraft, Facebook. Hơn thế nữa, Twittter và TikTok được xếp vào nhóm những ứng dụng tệ nhất theo kết quả này.

Có 15 ứng dụng cần phải cải thiện chiếm 37.5%. Trong số này có cả những ứng dụng của Google như Youtube, Google Maps và Gmail. Ngoài ra còn có một số ứng dụng quen thuộc như Instagram và WhatsApp.

Chỉ có 6 ứng dụng đạt tiêu chí tốt, bao gồm:

  • Candy Crush Saga
  • Google Play Games
  • Subway Surfers
  • Stickman Legends Offline Games
  • Power Amp Full Version Unlocker
  • League of Stickman: 2020 Ninja

Còn những ứng dụng còn lại trong danh sách đều không có điểm đánh giá. Lý do đơn giản là vì phần Data Safety của các ứng dụng này trống rỗng. Những ứng dụng đó bao gồm UC Browser – Safe, Fast, Private; League of Stickman Best action và Terraria.

Đây là một vấn đề lớn vì những ứng dụng trên có thể chia sẻ dữ liệu người dùng với các bên quảng cáo, ngân hàng, tín dụng hoặc những công ty khác.

Google đều phải chịu những sai phạm của các ứng dụng này khi không thực thi chính sách bảo mật của mình hiệu quả. Tuy nhiên Google lại cho rằng các ứng dụng “có nghĩa vụ và trách nhiệm phải kê khai chính xác và hiệu quả”, qua đó đẩy hoàn toàn trách nhiệm về phía nhà phát hành trên nền tảng của hãng.

Theo Android Authority

Góc quảng cáo