“Tôi không thể tin vào mắt mình khi tới đây”, Elia Saikaly, một người chuyên quay lại những thước phim về nóc nhà thế giới đã chia sẻ trên Instagram trong năm 2019. Với cô, những gì có thể miêu tả về Everest là cái chết, sự hỗn loạn và những xác chết dọc khắp đường đi.

Đã có đến 11 người tử vong khi cố trèo lên đỉnh núi này vào mùa xuân cùng năm trong khi đang tham gia một cuộc thi leo núi. Trận lở tuyết vào 2015 cũng đã cướp đi sinh mạng 19 người. Mùa xuân năm 2018 đã có ít nhất 3 người thiệt mạng khi leo núi tại đây.

Khi có ai đó chết trên đỉnh Everest, sẽ rất khó khăn để đưa xác họ về lại quê hương. Những chuyến hồi hương tiêu tốn hàng chục nghìn USD, một số trường hợp đặc biệt có thể lên đến 70.000 USD. Và đôi khi có những cái giá phải trả còn đắt hơn cả tiền bạc: 2 nhà leo núi người Nepal đã qua đời khi cố đem một thi thể từ đỉnh Everest vào năm 1984. Do đó, những người xấu số đa phần đều bị bỏ lại và trở thành một phần của đỉnh núi cao nhất thế giới.

Lhakpa Sherpa, người phụ nữ giữ kỉ lục chinh phục đỉnh Everest nhiều nhất thế giới, cho biết cô đã thấy tổng cộng 7 thi thể trên đường lên đỉnh núi này vào năm 2018.

Xác người rải rác trên đỉnh Everest. Mang họ xuống thật khó khăn và tốn kém!

Trả lời phỏng vấn Business Insider, Sherpa cho biết với cô, thứ đọng lại trong tâm trí của mình là hình ảnh xác chết một người đàn ông gần đỉnh núi. Mái tóc người chết buông xõa theo làn gió rét buốt của Everest, trông như thể người đàn ông chỉ đang ngồi nghỉ ngơi nơi nóc nhà thế giới, một cái chết trông thật sống động.

Ký ức của Sherpa là lời nhắc nhở đầy ám ảnh với những ai đang có ý định di chuyển những xác chết trên đỉnh Everest, một công việc vừa tốn kém lại mang theo nó những nguy hiểm chết người. Có lẽ, đây là một việc tốt nhất không nên làm.

Everest hiện đang đầy ấp khách du lịch

Tới tận bây giờ không ai có thể xác định được vị trí chính xác 306 trường hợp tử vong ở Everest ở đâu, nhưng một điều chắc chắn rằng những thi thể đấy chưa bao giờ rời khỏi vùng núi này. Điển hình nhất có thể kể đến “Giày xanh” (Green boots) – một cái xác mang giày xanh được nhìn thấy nằm trong một hang động cách đỉnh núi tầm 300m.

Nhiều nhà thám hiểm đã đổ lỗi cho sự gia tăng những cái xác cho số lượng du khách rầm rộ, một điều hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Khi nhiệt độ của tháng 5 tăng lên và gió ngừng thổi, khí hậu mùa xuân ấm áp báo hiệu cho một mùa du lịch sắp bắt đầu. Những hàng người rồng rắn kéo nhau lên đỉnh núi lại xuất hiện. Những nhà leo núi háo hức với chiến lợi phẩm to lớn mang tên đỉnh núi Everest đến độ họ sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để đạt được nó, bỏ ngoài tai những lời cảnh báo.

Xác người rải rác trên đỉnh Everest. Mang họ xuống thật khó khăn và tốn kém!

Cũng có nhiều nhà leo núi chuyên nghiệp đã lên tiếng về số lượng người đông đột biến tại những vùng được gọi là “vùng chết”. Những vị trí này thường nằm ở độ cao trên 8000m, khi đó không khí ở đây loãng đến mức nguy hiểm, người thường bắt buộc phải sử dụng mặt nạ dưỡng khí để sống sót.

Tuy đã được trang bị mặt nạ, đây cũng không phải nơi có thể lưu lại lâu. Nhiều người đã bắt đầu cởi bỏ quần áo – thứ tối quan trọng lúc này – và nói chuyện với những thứ tưởng tượng, mặc cho xung quanh chìm trong giá rét.

Một khách du lịch thường sẽ bỏ ra 25.000 đến 75.000 USD cho một chuyến đi để đời như thế này.

Di dời xác chết là việc nguy hiểm và tốn kém hàng ngàn USD

Đưa những xác chết ra khỏi núi là công việc cực kì nguy hiểm.

Theo nhà leo núi Alan Arnette, “Những gì họ sẽ phải làm là đến được nơi cái xác đang nằm, rồi họ sẽ phải đưa xác chết lên một cỗ xe tự chế, đôi khi là một tấm trượt nhưng đa phần chỉ là mảnh vải. Họ buộc dây thừng lên cái rồi đánh xe chạy xuống dốc núi”.

Với Arnette, số phận như vậy còn đáng sợ hơn bỏ mạng ở nơi đây. Do đó, một hợp đồng oái ăm được lập ra trước khi anh ta lên đường làm nhiệm vụ tại Everest. Chỉ một điều khoản duy nhất được lập ra, xác của anh sẽ được yên nghỉ mãi mãi trên ngọn núi này trong tình huống xấu nhất.

Nghiệt ngã hơn khi bản hợp đồng này được ký bởi người vợ mà Arnette yêu thương. Với Arnette, việc để người bạn đời quyết định bỏ mặc xác của mình trên đỉnh núi hoang vu, hoặc thậm chí thuyết phục cô mang xác mình về với quê hương đôi khi quá sức với trái tim người đàn ông làm công việc không ai muốn làm.

Xác người rải rác trên đỉnh Everest. Mang họ xuống thật khó khăn và tốn kém!

Dưới góc nhìn của nhà làm phim và đạo diễn Jennifer Peedom, những thảm họa đầy kỳ bí xung quanh Everest chỉ làm nó trở nên quyến rũ một cách lạ kỳ, dẫn đến số lượng du khách cũng như các nhà leo núi nghiệp dư xuất hiện tràn ngập khắp ngọn núi, số xác chết trên đỉnh Everest do đó vẫn tiếp tục tăng theo mỗi năm.

Theo Business Insider

Góc quảng cáo