Nói đến hạn chế Internet, bạn có thể nghĩ đến chế độ áp bức của Triều Tiên, Trung Quốc hoặc Cuba, nơi quyền truy cập internet bị cấm hoặc hạn chế triệt để.

2017: năm tồi tệ với tự do Internet

Trên thực tế, theo nghiên cứu gần đây của tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, các nguyên tắc về quyền tự do Internet đang bị xâm phạm trên khắp thế giới, kể cả ở Hoa Kỳ. Và điều này ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, những chính sách hạn chế của chính phủ không phải là điều duy nhất cản trở quyền tự do Internet. Internet đang bị xâm hại từ các tin tức giả mạo và tuyên truyền bị thêu dệt, các tài khoản bot tự động bùng nổ trên các phương tiện truyền thông xã hội, thao túng và bóp méo thông tin.

Freedom House dựa trên các kết quả của một nghiên cứu thường niên từ 65 quốc gia, trong đó các nhà nghiên cứu của nhóm thu thập dữ liệu về các yếu tố như mức độ sẵn sàng truy cập Internet tại quốc gia đó, giới hạn về nội dung, việc cố tình thao túng các cuộc trò chuyện trực tuyến và kiểm soát các blogger, và một số hành động khác. Các nhà nghiên cứu sau đó xếp hạng từng quốc gia dựa trên các số liệu. Năm 2017, họ phát hiện ra gần một nửa trong số 65 quốc gia cho kết quả tiêu cực kể từ tháng 6/2016, trong khi đó, chỉ có 13 quốc gia có chiều hướng tích cực. Đây là năm thứ bảy liên tiếp, quyền tự do Internet bị hạn chế kể từ khi Freedom House bắt đầu nghiên cứu xu hướng này vào năm 2011.

Điều đó có nghĩa là Internet đang trải qua một thời kỳ suy thoái toàn cầu. Theo Adrian Shahbaz, nhà nghiên cứu của Freedom House, sự gia tăng thao túng bầu cử trực tuyến do nhà nước bảo trợ và việc can thiệp trực tuyến chỉ diễn ra vào năm 2017 và có thể sẽ khó kiểm soát hơn nhiều so với các tệ nạn khác.

Hoa Kỳ vẫn là một trong 16 quốc gia được mô tả trong báo cáo là có “quyền tự do”. Nhưng sự tự do đó đang đối mặt với nhiều mối đe dọa rình rập, chủ yếu là do sự lan rộng của các tin tức giả mạo trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Các phương tiện chính như Facebook và Twitter là một nền tảng cho phép mọi người có thể bàn luận trực tuyến. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy các bài báo giả mạo được quảng bá bởi các đội quân bot và các tài khoản giả mạo đã phần nào bịt miệng những người thực sự đang thảo luận trực tuyến.

Báo cáo chỉ ra rằng những người sử dụng Internet phải tự kiểm duyệt nội dung trực tuyến bởi sự giám sát của chính phủ cũng như sự quấy rối trực tuyến của những người dùng Internet khác. Việc thao túng sẽ khó phát hiện và chống lại hơn nhiều so với các loại kiểm duyệt khác vì mức độ phân tán của nó, cũng rất nhiều người tham gia vào việc này.

Tất nhiên, mục đích của những chiến dịch thông tin gây nhiễu giống như việc Nga nhằm vào Mỹ là không có gì mới. Tuy nhiên, năm 2017, mục đích này đã “đạt được thành công nhanh chóng”, Peter Micek, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu chính sách của Access Now cho biết.

“Các nhà nghiên cứu ở các nơi khác trên thế giới khá quen thuộc với các chiến dịch thông tin gây nhiễu trực tuyến và ngoại tuyến, nhưng nước Mỹ không chuẩn bị cho cuộc tấn công dựa vào thông tin này.”

Ngay cả khi tin tức giả mạo lan rộng, những nhà báo hợp pháp bị tấn công ở Mỹ và nước ngoài ngày càng nhiều. Những kẻ tấn công nhắm mục đích nhiều hơn là sự tín nhiệm. Một báo cáo năm 2016 của hiệp hội chống phỉ báng (Anti-Defamation League) đã phát hiện ra rằng các nhà báo gần đây đã phải đối mặt với một loạt những lời hùng biện chống lại tôn giáo và đe dọa chết chóc. Riêng Tổng thống Trump đã nhiều lần sử dụng tài khoản Twitter của ông để diễn thuyết về những tờ báo tự do, ông đã yêu cầu xem xét giấy phép phát sóng của NBC.

Vào tháng 7, ông đã chia sẻ một GIF đã được chỉnh sửa để làm cho nó giống như ông đang đánh nhau với CNN.

Trong khi đó, chính quyền đứng đầu là tổng thống Trump đã đưa ra một loạt các chính sách mà Freedom House cho rằng sẽ tiếp tục đe dọa sự tự do của bất đồng chính kiến trên internet. Theo báo cáo, hồi đầu năm nay, Bộ An ninh Nội địa yêu cầu Twitter đưa thông tin người đứng đằng sau tài khoản @ALT_uscis, một tài khoản châm biến dịch vụ Hải Quan và Nhập cư Hoa Kỳ. Twitter đã đệ đơn kiện để bảo vệ sự riêng tư của người dùng, cuối cùng buộc Bộ an ninh nội địa phải bỏ yêu cầu của họ.

Có thể gây phiền hà hơn về lâu dài, tuy nhiên Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Ajit Pai đã chuyển sang bảo vệ sự trung lập với Mỹ. Báo cáo cho rằng việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ internet tạo ra các làn đường nhanh cho nội dung ưa thích sẽ làm suy yếu sự tiếp cận của công chúng đối với môi trường Internet tự do.

As startling as this downward spiral may be for the country that invented the internet as we know it, though, the US still ranks sixth in internet freedom around the world, behind only Estonia, Iceland, Canada, Germany, and Australia. Estonia, in particular, tops the list for its commitment to ensuring internet access to nearly all of its citizens, and for establishing strict privacy protections around Estonian citizens’ data. China takes the bottom spot on the list, for the third year in a row. Meanwhile, Freedom House detected a troubling trend in a slew of countries, including Venezuela, Turkey, and the Philippines, in which the government employs so-called “opinion shapers,” who strategically disseminate pro-government propaganda.

Dù vậy, Mỹ vẫn đứng thứ sáu về quyền tự do Internet trên thế giới, chỉ sau Estonia, Iceland, Canada, Đức và Úc. Estonia đứng đầu danh sách, cam kết đảm bảo truy cập internet cho gần như tất cả các công dân của mình, và thiết lập sự bảo mật nghiêm ngặt về dữ liệu công dân của họ. Trung Quốc đứng ở vị trí thấp nhất danh sách trong ba năm liên tiếp.

Freedom House còn phát hiện ra một xu hướng phiền toái ở một số quốc gia, bao gồm Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines, trong đó chính phủ sử dụng cái gọi là “những người phản đối”, chỉ nhằm tuyên truyền về chính phủ.

Shahbaz nói: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy những chiến thuật thao túng này trở nên phổ biến như hiện nay.” Ông đưa ra lý do để giải thích cho điều này là các chính phủ học được một bài học mạnh mẽ trong những biến động như vụ mùa xuân Ả Rập. “Những gì chúng ta đang thấy là các chính phủ đang tìm cách đáp trả khi hiểu được sức mạnh của truyền thông xã hội.”

Những nỗ lực dàn xếp như vậy của chính phủ để hình thành những cuộc tranh luận công khai có thể chưa đạt được như Mỹ nêu ra. Tuy nhiên, theo báo cáo, các tổ chức truyền thông như Breitbart , mà Freedom House mô tả là “trung tâm của một mạng truyền thông cánh hữu thiên vị một đảng phái nhất định”, đang bắt đầu trở nên đáng sợ. Trớ trêu thay, chính sự tồn tại của internet tự do và mở rộng đã làm phát sinh các thông tin giả. Tuy nhiên, qua việc lạm dụng khả năng này, các tổ chức truyền thông mới này làm suy yếu sự tự do.

Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn sự suy giảm nhanh chóng này? Trớ trêu thay, cả Shahbaz và Micek đều nói rằng câu trả lời có thể nằm trong cùng công cụ đã làm này sinh những vấn đề này. Micek cho hay: “Chúng ta phải thật tỉnh táo trước các thông tin sai lệch hiện nay, sự thật là internet đã thành công trong việc truyền bá thông tin ở quy mô rộng lớn chưa từng thấy trước đây.”

Ông đề cập các quốc gia như Ả-rập Xê-út, mặc dù người dân luôn bị trừng phạt vì đã bôi xấu chính phủ trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng họ cũng đã sử dụng các hoạt động số hóa để có thể đạt được những chuyển biến thực sự trong nước. Ví dụ, hoạt động này đóng góp ảnh ảnh hưởng trong việc buộc chính phủ Ả Rập cho phép phụ nữ tiếp cận với các công dân chính phủ mà không cần sự đồng ý của người giám hộ là nam giới.

Shahbaz nói: “Ngay cả ở những nơi đàn áp nhất, các phương tiện truyền thông xã hội vẫn có quyền yêu cầu trách nhiệm giải trình của chính phủ. Khi chính phủ không thể vượt qua làn sóng phản đối, họ buộc phải lắng nghe người dân.”

Theo: Wired

Góc quảng cáo