Xem nhanh
Apple vẫn duy trì kết nối lightning độc quyền dành cho iPhone và một số thiết bị của họ. Tuy nhiên, ‘Táo khuyết’ có thể phải chuyển qua USB-C dưới sức ép từ Liên Minh Châu Âu.
Trên thực tế, Apple là một trong những tên tuổi quan trọng trong việc hình thành nên tiêu chuẩn kết nối USB-C đang phổ biến. Chưa kể, hãng cũng đưa ra mắt thiết bị đầu tiên sử dụng cổng USB-C có đầy đủ tính năng về một kết nối tất cả trong một. Những yếu tố này càng khiến cho một lượng người dùng khó hiểu về việc lightning vẫn tồn tại trong các thiết bị của hãng.
Châu Âu đặt quy định thống nhất chuẩn kết nối nhưng Apple muốn từ chối
Năm 2009, Liên Minh Châu Âu ra quy định tất cả các smartphone phải dùng cổng Micro-USB. Khi đó, Apple vẫn trung thành với kết nối 30-pin đã phát triển trên mẫu máy nghe nhạc iPod. Để phục vụ thị trường này, Apple có bán rời một cổng chuyển đổi từ kết nối 30-pin sang Micro-USB.
Khi iPhone 5 ra mắt vào tháng 9.2012, người dùng các thiết bị Apple ngỡ ngàng về sự thay đổi này. Thực tế, một kết nối gọn gàng, trải nghiệm tốt & tin cậy đã được Apple nghiên cứu, và họ chấp nhận đánh đổi so với 30-pin. Những thương hiệu sản xuất thiết bị điện tử bị ảnh hưởng chủ yếu là những hệ thống âm thanh, loa di động có tích hợp cổng 30-pin từ những chiếc máy iPod trước đây.
Khi USB-C dần phố biến, Liên Minh Châu Âu một lần nữa lại ra thoả thuận với với hầu hết các hãng làm điện thoại về việc dùng cổng USB-C là cổng kết nối chung. Apple tiếp tục không chấp nhận quy định này, nhưng có thể trong tương lai ‘Táo khuyết’ buộc phải theo để những chiếc iPhone có thể bán ra tại châu Âu.
Gần đây, Liên Minh Châu Âu đã có những động thái quyết liệt hơn để thống nhất 1 chuẩn kết nối trên điện thoại. Họ cho biết có nửa tỷ bộ sạc thiết bị di động được chuyển đến Châu Âu có thể tạo ra hơn 11.000 tấn rác thải điện tử cho những thiết bị cũ. Ngoài smartphone, tương lai những chiếc laptop sẽ là những thiết bị mà Liên Minh Châu Âu mong muốn có quy chuẩn chung về sạc.
Apple cho rằng khi chuyển từ Lightning qua USB-C, những tác động môi trường có thể dễ xảy ra. Hiện nay, 2 tỷ thiết bị của Apple đã phân phối dùng cổng lightning, chưa kể là những phụ kiện của các bên thứ ba. Liệu rằng việc iPhone thế hệ mới chuyển qua sử dụng cổng USB-C có thật sự cần thiết?
Điều gì khiến Apple vẫn muốn sử dụng Lightning khi đã có những thiết bị như iPad dùng USB-C?
Việc quy định chuẩn kết nối chung có thể tạo ra giới hạn sáng tạo cho các công ty tạo ra những thứ tốt hơn. Các công ty luôn phải đầu tư rất nhiều để nghĩ xem làm sao sản phẩm của mình mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và nếu họ làm đúng thì họ sẽ được người dùng chọn và đó là điều cơ bản nhất của thị trường hàng hóa.
Apple đã không theo quy định của Liên Minh Châu Âu với Micro-USB đã giúp cho nhiều người trải nghiệm được những giá trị của kết nối Lightning. Rõ ràng, kết nối của Apple dễ cắm hơn Micro-USB vì không cần phải đúng theo chiều, trong khi phiên bản mới giữ nguyên cấu trúc bên ngoài những đã hỗ trợ sạc nhanh lên đến 30W.
Apple cũng góp phần phát triển USB-C cùng những tên tuổi lớn khác như Intel, HP, Microsoft, Texas Instrument… trong hiệp hội USB Implementers Forum. Nếu để ý, những thiết bị dùng USB-C của Apple là computing device (hoặc có thể gọi là PC – Personal Computer). Bên cạnh máy tính Mac, những chiếc iPad hoàn toàn có thể cần đáp ứng nhu cầu sử dụng cao như truyền dữ liệu vài chục gigabyte, truyền tín hiệu ra màn hình lớn.
Với Lightning, kết nối này phù hợp cho iPhone, iPad có kích thước mỏng. Apple tận dụng tối đa tốc độ kết nối Wi-Fi 6 hay mạng 5G để truyền tải dữ liệu thông qua iCloud, máy tính cá nhân, chia sẻ nội dung qua AirDrop. Điều quan trọng những giao thức này có nhiều sự thuận tiện, không tiêu tốn nhiều năng lượng cho thiết bị.
Lightning có thật sự đang lép vế so với USB-C?
Nhận định vì Lightning chỉ hỗ trợ giao thức USB 2.0 hay sạc không vượt quá 30W là không hoàn toàn đúng. Apple từng phát hành iPad Pro 12.9 đầu tiên có kết nối lightning USB 3 vào năm 2015.
Đến 2018, chiếc iPad Pro thay đổi thiết kế dày và vuông vắn hơn, kết nối Lightning cũng vì vậy được thay thế. Lợi ích lớn nhất của người dùng là việc họ dễ dàng tìm mua hơn những phụ kiện của bên thứ 3 có mức giá phù hợp.
Những tài liệu của Apple gửi đến các đối tác sản xuất phụ kiện đều cho thấy kết nối Lightning có thể đáp ứng công suất sạc lên đến 60W. Dù vậy, Apple cũng chỉ hỗ trợ thiết bị sạc cao nhất của mình là iPad Pro 10.5, iPad Pro 12.9 với mức công suất cao nhất là 30W.
Ngay từ kết nối 30-pin trên iPod, Apple đã tạo ra chuẩn xuất hình ảnh & âm thanh trước khi tạo ra iPhone. Vì vậy Lightning hoàn toàn có thể xuất nội dung qua HDMI một cách dễ dàng.
Hạn chế duy nhất của Lightning với giao thức USB 3 nằm ở việc thiết bị bên ngoài tiêu thụ điện quá nhiều, dẫn đến việc cổng mở rộng USB-A từ lightning cần cấp thêm nguồn sạc cho thiết bị bên ngoài như ổ cứng.
Một thực tế là độ tin cậy của Lightning hoàn toàn lép vế so với USB-C. Người dùng chỉ cần kết nối cổng Lightning vào thiết bị để sạc mà không cần quan tâm nguồn vào. Trong khi, USB-C có rất nhiều giao thức bên trong, trong đó phải kể đến thiết bị cần hỗ trợ USB Power Delivery để có thể nhận mọi nguồn sạc từ bên ngoài.
Sự tin cậy của Lightning khiến người dùng phải bỏ thêm khoản tiền để sở hữu phụ kiện đạt tiêu chuẩn MFi của Apple nhiều hơn. Tuy vậy, Apple vẫn bán hàng trăm thiết bị như vậy tại những Apple Store trên toàn cầu.
Theo tin đồn, iPhone phát hành năm 2024 sẽ được trang bị cổng USB-C. Chắc hắn những tín đồ của kết nối lightning nói riêng hay Apple nói chung chắc hẳn sẽ có những cảm xúc khác nhau.
Không thể phủ nhận những ưu điểm của USB-C cho một kết nối đa năng, nhưng liệu rằng, đó có phải là một kết nối tốt nhất trên những thiết bị được Apple định nghĩa là ‘cầm tay’ (handheld)?