Xem nhanh
- Chúng ta có thể mong chờ những gì trong năm 2022:
- Chủ đề về vùng biên (Edge) sẽ được chia thành hai mảng chính – các nền tảng vùng biên cung cấp khả năng ổn định về bảo mật cho hệ sinh thái đa dạng của vùng biên và các hệ thống ứng dụng/phần mềm điều khiển bằng phần mềm giúp mở rộng các hệ thống ứng dụng và dữ liệu trong các môi trường thế giới thực.
- Khởi đầu của hệ sinh thái phương tiện di chuyển cá nhân sẽ tăng tốc nhanh hơn khi nhiều đám mây và các ngành CNTT tiến hóa trên con đường tiến tới 5G.
- Vùng biên sẽ trở thành một mặt trận mới đối với quản lý dữ liệu khi quản lý dữ liệu trở thành một lớp mới của ứng dụng.
- Ngành bảo mật sẽ dịch chuyển từ các quan ngại về bảo mật đang nổi lên sang thiên hướng hành động.
- Chúng ta mong chờ điều gì sau năm 2022:
- Máy tính Lượng tử – Máy tính lượng tử lai/cổ điển sẽ trở thành trọng tâm để mang đến khả năng truy xuất lượng tử tốt hơn.
- Ô tô – Hệ sinh thái ô tô sẽ nhanh chóng dịch chuyển trọng tâm từ hệ sinh thái cơ khí sang lĩnh vực dữ liệu và điện toán.
- Digital Twins – Digital Twins hay Bản Sinh Đôi Kỹ Thuật Số sẽ dần dễ dàng được tạo ra và sử dụng khi công nghệ được định hình ngày càng rõ ràng hơn bởi các công cụ chuyên biệt.
Ông John Roese, Giám đốc Công nghệ Toàn cầu tại Dell Technologies, đã có “Những dự đoán về các Công nghệ Mới nổi” trong năm 2022. Sự phát triển mạnh mẽ của điện toán tại vùng biên (Edge), 5G sẽ mở đường cho nhiều xu hướng trong năm 2022 và xa hơn nữa.
Chúng ta đang sống trong nền kinh tế làm việc từ bất kỳ đâu với sự hỗ trợ từ hệ sinh thái dữ liệu ngày càng mở rộng theo cấp số nhân. Theo ước tính, 65% GDP toàn cầu sẽ từ kỹ thuật số vào năm sau (2022). Dòng chảy của dữ liệu mang đến cả cơ hội và thách thức. Xét cho cùng, thành công trong lĩnh vực kỹ thuật số ở thời điểm hiện tại và tương lai phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc bảo mật và duy trì các hệ thống CNTT ngày càng phức tạp. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ phân tích những dự đoán ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp cách thức mà ngành CNTT sẽ cung cấp các nền tảng và khả năng khai thác dữ liệu, để từ đó thay đổi trải nghiệm của chúng ta tại công sở, nhà và lớp học.
Chúng ta có thể mong chờ những gì trong năm 2022:
Chủ đề về vùng biên (Edge) sẽ được chia thành hai mảng chính – các nền tảng vùng biên cung cấp khả năng ổn định về bảo mật cho hệ sinh thái đa dạng của vùng biên và các hệ thống ứng dụng/phần mềm điều khiển bằng phần mềm giúp mở rộng các hệ thống ứng dụng và dữ liệu trong các môi trường thế giới thực.
Phương pháp tiếp cận đến vùng biên, nơi chúng ta tách biệt các nền tảng vùng biên khỏi các ứng dụng vùng biên, đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nếu mỗi ứng dụng biên tự tạo một nền tảng riêng biệt, số lượng hạ tầng biên sẽ liên tục gia tăng và không thể kiểm soát.
Hãy mường tượng một môi trường biên, nơi bạn có thể triển khai nền tảng biên hỗ trợ điện toán, lưu trữ, I/O (đầu vào/đầu ra) và những khả năng nền tảng khác về CNTT theo một phương pháp ổn định, bảo mật và đơn giản trong việc vận hành. Khi doanh nghiệp mở rộng nhiều loại dữ liệu đám mây công cộng cũng như riêng và các đường ống ứng dụng đến vùng biên cùng với IoT cục bộ và các vùng quản lý dữ liệu, chúng có thể được phân phối dưới dạng những gói điều khiển bằng phần mềm qua việc tận dụng sức mạnh CNTT của các nền tảng vùng biên chung. Điều này đồng nghĩa với việc các ứng dụng biên của doanh nghiệp có thể phát triển và thay đổi với tốc độ của phần mềm bởi nền tảng cơ bản là một khu vực chung có dung lượng ổn định.
Chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển này ở hiện tại. Dell Technologies hiện đang cung cấp các nền tảng vùng biên dành cho mọi tủ đĩa đám mây trọng điểm, sử dụng các cơ chế phần mềm và phân phối phổ biến. Sang năm 2022, chúng ta kỳ vọng các nền tảng này trở nên đáng tin cậy hơn và lan tỏa rộng rãi hơn. Đa số các ứng dụng vùng biên – và cả các kiến trúc điện toán đám mây công cộng – dịch chuyển sang các kiến trúc điều khiển bằng phần mềm sử dụng phương thức đóng gói và giả định công suất tiêu chuẩn như Kubernetes. Sự kết hợp giữa nền tảng biên hiện đại và hệ thống biên điều khiển bởi phần mềm sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong việc xây dựng và triển khai các hệ thống biên trông thế giới đa đám mây.
Khởi đầu của hệ sinh thái phương tiện di chuyển cá nhân sẽ tăng tốc nhanh hơn khi nhiều đám mây và các ngành CNTT tiến hóa trên con đường tiến tới 5G.
Công dụng của 5G đối với doanh nghiệp vẫn đang ở giai đoạn đầu. Sự thật là 5G không có quá nhiều khác biệt hay nhanh hơn WiFi trong các mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Điều này sẽ thay đổi vào năm 2022 khi các phiên bản 5G hiện đại và mạnh mẽ hơn dành cho doanh nghiệp xuất hiện. Chúng ta sẽ chứng kiến 5G có hiệu năng cao hơn và quy mô lớn hơn cùng với các tính năng 5G mới như các truyền thông thời gian trễ thấp – độ tin cậy cao (Ultra Reliability Low Latency Communications, viết tắt UR-LLC) và truyền thông máy số lượng lớn (Massive Machine Type Communicators, viết tắt mMTC), với việc đối thoại sẽ dần đóng vai trò chủ đạo so với viễn thông truyền thống (hệ sinh thái mã nguồn mở, các công ty hạ tầng, viễn thông phi truyền thống).
Quan trọng hơn, với việc hệ sinh thái cung cấp phương tiện di chuyển cá nhân mới và đáng tin cậy hơn, chúng ta kỳ vọng nó sẽ mở rộng không chỉ những nhà cung cấp giải pháp CNTT như Dell Technologies mà còn những nhà cung cấp đám mây công cộng và cả những hệ sinh thái Open-Source (mã nguồn mở) tập trung vào việc tăng tốc của hệ sinh thái 5G Mở.
Vùng biên sẽ trở thành một mặt trận mới đối với quản lý dữ liệu khi quản lý dữ liệu trở thành một lớp mới của ứng dụng.
Hệ sinh thái quản lý dữ liệu cần một vùng biên. Ngành quản lý dữ liệu hiện đại đã bắt đầu một cuộc hành trình xử lý và phân tích dữ liệu tập trung phi thời gian thực trên các đám mây công cộng. Khi chuyển đổi số trên toàn cầu tăng tốc, chúng ta sẽ thấy rõ được hầu hết dữ liệu trên toàn cầu sẽ được tạo ra và hành động bên ngoài các trung tâm dữ liệu tập trung. Chúng ta kỳ vọng toàn bộ hệ sinh thái quản lý dữ liệu sẽ sôi động hơn trong việc phát triển và tận dụng khả năng CNTT của vùng biên như ống dẫn đầu vào và đầu ra của dữ liệu, nhưng đồng thời cũng sử dụng vùng biên để xử lý và phân tích dữ liệu từ xa.
Khi hệ sinh thái quản lý dữ liệu lan rộng đến vùng biên, số lượng ứng dụng biên và nhu cầu tổng thể về vùng biên sẽ tăng một cách đáng kể. Điều này tương đồng với dự đoán đầu tiên của chúng ta các nền tảng biên vì chúng ta kỳ vọng quản lý dữ liệu ở các vùng biên sẽ là những dịch vụ điều khiển bằng phần mềm hiện đại. Quản lý dữ liệu và vùng biên sẽ dần hội tụ và bổ trợ nhau. Các công ty về giải pháp hạ tầng CNTT, như Dell Technologies, sở hữu cơ hội độc nhất để cung cấp lớp điều phối cho vùng biên và đa đám mây bằng việc cung cấp một chiến lược quản lý dữ liệu biên.
Ngành bảo mật sẽ dịch chuyển từ các quan ngại về bảo mật đang nổi lên sang thiên hướng hành động.
Các doanh nghiệp và chính phủ đang đối mặt với những mối nguy cơ phức tạp hơn và tác động lớn hơn đến doanh thu và dịch vụ. Đồng thời, những lỗ hổng mà các hacker có thể khai thác đang ngày một tăng dần do xu hướng làm việc từ xa và chuyển đổi số ngày càng phát triển. Kết quả là ngành bảo mật đang phản hồi với khả năng tự động hóa và tích hợp tốt hơn. Ngành này cũng đang chuyển từ nhận diện tự động sang ngăn ngừa và ứng phó với trọng tâm là ứng dụng AI (trí thông minh nhân tạo) và máy học (machine learning) để tăng tốc độ khắc phục. Điều này được minh chứng bởi hàng loạt các phát minh như SOAR (Security Orchestration Automation & Response), CSPM (Cloud Security Posture Management) và XDR (Extended, Detection and Response). Quan trọng hơn hết, chúng ta đang chứng kiến nỗ lực mới từ Open Secure Software Foundation (Quỹ Phần mềm Bảo mật Mã nguồn mở) trong Quỹ Linux tăng cường phối hợp và tích cực tham gia vào các lĩnh vực CNTT, viễn thông và chất bán dẫn.
Qua cả bốn lĩnh vực này – vùng biên, di chuyển cá nhân, quản lý dữ liệu và bảo mật – chúng ta thấy được nhu cầu rõ ràng về một hệ sinh thái rộng lớn, nơi cả đám mây công cộng và hạ tầng truyền thống hợp nhất. Hiện nay, chúng ta rõ ràng đang ở trong một thế giới phân tán, đa đám mây, nơi các thử thách lớn không thể nào được giải quyết bằng một trung tâm dữ liệu, một đám mây, một hệ thống hay một công nghệ nữa.
Chúng ta mong chờ điều gì sau năm 2022:
Máy tính Lượng tử – Máy tính lượng tử lai/cổ điển sẽ trở thành trọng tâm để mang đến khả năng truy xuất lượng tử tốt hơn.
Có 2 sự kết hợp chính trong ngành được dự kiến sẽ trở nên nổi bật hơn trong năm 2022. Đầu tiên, chúng ta sẽ thấy cấu trúc liên kết của một hệ thống lượng tử là máy tính lượng tử lai, một hệ thống máy tính chuyên dụng chứa phần cứng lượng tử hoặc các bộ xử lý lượng tử (QPU). Hệ thống này tương tự như các máy gia tốc và tập trung những tính toán và tính năng đặc thù về lượng tử. Các QPU sẽ được bao quanh bởi các hệ thống máy tính thông thường để xử lý trước dữ liệu, chạy quy trình tổng thể và thậm chí tạo đầu ra cho các QPU.
Những hệ thống lượng tử thực tế thuở ban đầu đều tuân theo mô hình lượng tử lai này và chúng ta sẽ thấy sự kết hợp giữa máy tính cổ điển và lượng tử là điều sẽ xảy ra. Sự kết hợp lớn thứ hai là mô phỏng lượng tử bằng việc sử dụng máy tính thông thường là phương pháp hiệu quả và dễ tiếp cận nhất để mang những hệ thống lượng tử đến các trường đại học, đội ngũ khoa học dữ liệu và nhà nghiên cứu. Trên thực tế, Dell và IBM đã công bố nghiên cứu quan trọng trong việc giúp giả lập lượng tử dễ tiếp cận hơn.
Ô tô – Hệ sinh thái ô tô sẽ nhanh chóng dịch chuyển trọng tâm từ hệ sinh thái cơ khí sang lĩnh vực dữ liệu và điện toán.
Ngành công nghiệp ô tô đang dần chuyển mình. Hiện nay, đang có sự dịch chuyển từ Động Cơ Đốt Trong sang Xe Điện, từ đó dẫn đến chuỗi cung ứng trở nên đơn giản hóa. Đồng thời, phần mềm và điện toán nội dung ngày càng mở rộng bên trong xe ô tô thông qua các sáng kiến ADAS (hệ thống hỗ trợ lái xe) và xe tự hành. Cuối cùng, ngành công nghiệp ô tô đang dần sử dụng dữ liệu nhiều hơn để làm mọi thứ, từ giải trí, đến sự an toàn hay những cải tiến lớn như Car-as-a-Service (Xe-như-một-dịch-vụ) và giao hàng tự động.
Tất cả cho chúng ta thấy được rằng ngành công nghiệp ô tô và vận chuyển đang bắt đầu dịch chuyển nhanh chóng sang việc sử dụng phần mềm, điện toán và dữ liệu. Chúng ta đã chứng kiến điều tương tự từ những lĩnh vực khác như viễn thông và bán lẻ, tất cả đều có điểm chung là sử dụng nguồn tài nguyên về CNTT nhiều hơn. Dell đang tích cực làm việc với các công ty sản xuất ô tô lớn trên trên thế giới để hỗ trợ họ thực hiện những đổi mới ban đầu, và kỳ vọng họ sẽ có cuộc cách mạng chuyển đổi số và tương tác sâu hơn với hệ sinh thái CNTT trong năm 2022.
Digital Twins – Digital Twins hay Bản Sinh Đôi Kỹ Thuật Số sẽ dần dễ dàng được tạo ra và sử dụng khi công nghệ được định hình ngày càng rõ ràng hơn bởi các công cụ chuyên biệt.
Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm, digital twins vẫn là một công nghệ sơ khởi với khá ít những ví dụ thực tế được thành hình. Trong vài năm tới, digital twins sẽ dễ dàng được tạo ra và sử dụng khi các khung phần mềm, giải pháp và nền tảng được tiêu chuẩn hóa. Khi những ý tưởng digital twins dễ tiếp cận hơn, các doanh nghiệp có thể có được những phân tích chuyên sâu và mô hình dự đoán để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Việc ứng dụng digital twins sẽ trở nên phổ biến hơn khi tiêu chuẩn hóa nhanh chóng và các giải pháp cũng như khung phần mềm có sẵn, từ đó giúp giảm chi phí khi triển khai và đầu tư. Digital Twins sẽ là tác nhân chính của Chuyển Đổi Số 3.0, kết hợp với đo lường và mô hình hóa/mô phỏng để mang đến giá trị trực tiếp cho lĩnh vực dọc.
Là người tin vào tương lai tươi sáng của công nghệ, tôi ngày càng thấy được một thế giới nơi con người và công nghệ phối hợp với nhau để có được kết quả to lớn hơn với tốc độ nhanh chưa từng có. Những viễn cảnh ngắn và dài hạn này dựa trên những gì chúng ta đang đạt được ở hiện tại. Cải tiến càng nhiều thì cơ hội để chuyển đổi cách chúng ta làm việc, sống và học tập theo hướng tích cực càng lớn. Và năm 2022 sẽ là một năm nữa trong việc tăng tốc ứng dụng và sáng tạo công nghệ.