Điều này chứng minh hệ thống nhận dạng nội dung Content ID của Youtube hiện tại đang hoạt động theo một cách sai, rất sai.

Hệ thống nhận dạng nội dung của YouTube có vai trò phát hiện các nội dung đã được đăng ký quyền sở hữu. Mới đây, YouTuber “Albino” tuyên bố trong một phát biểu trên mạng xã hội X với hơn 950.000 lượt xem, thứ này đã “hoàn toàn hỏng rồi”. Albino cũng đồng thời là một streamer nổi tiếng trên Twitch.

Theo đó, anh ta phàn nàn video chơi Fallout trên YouTube của anh ấy đã bị tắt chức năng kiếm tiền vì chiếc máy giặt Samsung đã phát chuông báo hiệu kết thúc quá trình giặt trong khi anh ấy đang stream.

235464-may-giat-samsung-ban-quyen-youtube-5

Có thể khẳng định YouTube đã tự động quét video của Albino và nhận diện âm thanh phát ra từ máy giặt là một bài hát có tên là “Done”. Albino nhanh chóng tìm ra bài hát này đã được tải lên YouTube bởi một nhạc sĩ có tên Audego tại thời điểm 9 năm trước.

Nhưng khi Albino mở video nhạc của Audego, điều duy nhất anh ta nghe là một đoạn clip 30 giây chỉ toàn chuông máy giặt. Đối với Albino, rõ ràng là Audego không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với đoạn chuông – vốn có nguồn gốc từ bài hát “Die Forelle” (“The Trout”) của nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert.

Bài hát được sáng tác vào năm 1817 và thuộc sở hữu cộng đồng, Samsung đã sử dụng đoạn nhạc trên để báo hiệu kết thúc quá trình giặt trong nhiều năm. Thậm chí đoạn chuông còn gây tranh cãi về việc nó có phải là nhạc chuông máy giặt bắt tai nhất hay không, nó còn truyền cảm hứng cho ít nhất một nghệ sĩ violin biểu diễn một bản song tấu với máy giặt của mình. Đó là nguồn vui cho nhiều khách hàng của Samsung, nhưng với Albino việc tiếng chuông bị báo cáo trên YouTube chỉ gây thêm cho anh sự tức tối.

235464-may-giat-samsung-ban-quyen-youtube-5

“Một gã đã ghi lại tiếng máy giặt và tải lên YouTube với Content ID,” Albino nói trong một đoạn video trên X. “Và bây giờ tôi bị báo lỗi bản quyền” trong khi “tiền của tôi” bị “đổ xuống sông và phải đưa cho cái gã chết tiệt này.”

Albino cho rằng YouTube có thể đã cho phép Audego đưa ra tuyên bố bản quyền không hợp lệ trong nhiều năm mà không phát hiện ra sự lạm dụng rõ ràng này. “Tại sao nó vẫn còn ở đây?” Albino hỏi. “Tôi chỉ mất một lần tìm kiếm trên Google để tìm ra điều này,” và “bây giờ tôi buộc phải chia sẻ doanh thu với thứ này? Thật điên rồ.”

Lúc đầu, YouTube đã cho Albino một câu trả lời máy móc trên X rằng “Chúng tôi hiểu nó quan trọng như thế nào đối với bạn. Từ video của bạn, có vẻ như bạn vừa gửi một yêu cầu khiếu nại. Khi bạn khiếu nại về vấn đề bản quyền nội dụng, người đã yêu cầu video của bạn (người yêu cầu) sẽ được thông báo và họ có 30 ngày để trả lời.”

Albino bày tỏ sự thất vọng sâu sắc đối với phản ứng của YouTube, anh cho rằng sự lạm dụng bản quyền đã “rõ như ban ngày”. “Chỉ cần chờ đến khi kẻ đi ăn cắp bản quyền phản hồi” Albino trả lời với YouTube. “À, vâng, tôi chắc chắn họ chỉ vô tình làm điều này và sẽ nhanh chóng chỉnh sửa lại thôi, sẽ không có gì xấu xảy ra nếu họ chỉ cần nhấp vào lựa chọn ‘từ chối tranh chấp,’ lấy tất cả tiền quảng cáo và buộc tôi phải chấp nhận việc kênh của mình có nguy cơ bị xóa chỉ để kháng cáo!! XDxXDdxD!! Cảm ơn YouTube!”

Ngay sau đó, YouTube đã xác nhận trên X rằng yêu cầu bản quyền của Audego thực sự không hợp lệ. Nền tảng xã hội này cuối cùng đã đưa ra tuyên bố và thông báo với Albino rằng những thay đổi với kênh của anh ấy sẽ có hiệu lực trong vòng hai ngày.

Sự lạm dụng Content ID tiếp diễn trên Youtube

Các YouTuber đã phàn nàn về việc lạm dụng bản quyền nội dung trong nhiều năm. Timothy Geigner thuộc báo Techdirt đồng ý với đánh giá của Albino rằng hệ thống của YouTube đã “hỏng hoàn toàn” khi mà các nội dung đôi khi bị đánh dấu bản quyền. Chỉ cần vài bước đơn giản, những kẻ xấu đã có thể lạm dụng hệ thống để chiếm các “nội dung đơn giản là không phải của họ” và đôi khi nhận về hàng triệu doanh thu tiền quảng cáo.

235464-may-giat-samsung-ban-quyen-youtube-5

Năm 2021, YouTube thông báo rằng họ đã đầu tư “hàng trăm triệu đô la” để tạo ra các công cụ quản lý nội dung, trong đó Content ID nhanh chóng nổi lên như là giải pháp hàng đầu của nền tảng này trong việc phát hiện và loại bỏ các nội dụng đã được đăng ký bản quyền.

Vào thời điểm đó, YouTube tuyên bố rằng Content ID được tạo ra như một “giải pháp cho những người có nhu cầu quản lý bản quyền phức tạp nhất”, như là các hãng phim và các hãng thu âm có các đoạn phim và bài hát được người dùng YouTube thường xuyên tải lên. YouTube cảnh báo rằng nếu không có Content ID, “các chủ sở hữu nội dung có thể bị mất quyền lợi của mình và ảnh hưởng đến các tranh chấp pháp lý.”

Kể từ khi ra mắt, hơn 99 phần trăm các hành động liên quan đến bản quyền trên YouTube được kích hoạt tự động thông qua Content ID. Và cũng liên tục như vậy, YouTube đã chứng kiến sự lạm dụng rộng rãi của Content ID, YouTube cũng công bố họ đã xóa sổ “hàng chục ngàn tài khoản cố gắng lạm quyền các công cụ bản quyền của chúng tôi”. YouTube cũng đồng thời thừa nhận vào năm 2021 rằng “chỉ cần một tập tin tham chiếu không hợp lệ trong Content ID là có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn video và người dùng, ngăn họ sử dụng chức năng kiếm tiền hoặc chặn chúng hoàn toàn.”

Để giúp các chủ sở hữu và người sáng tạo theo dõi bao nhiêu nội dung có bản quyền được loại bỏ khỏi nền tảng, YouTube đã bắt đầu công khác các báo cáo minh bạch mỗi nửa năm vào năm 2021. Tổ chức Electronic Frontier Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận về quyền kỹ thuật số, đã ca ngợi “động thái hướng tới tính minh bạch” của YouTube trong khi chỉ trích những tuyên bố của YouTube rằng “YouTube đang bảo vệ những người sáng tạo một cách đầy đủ nhất”.

235464-may-giat-samsung-ban-quyen-youtube-5

“Điều đó thật vô nghĩa,”, “các tập đoàn khổng lồ đã liên tục thúc đẩy nhiều hơn và nhiều hơn nữa cho việc hạn chế việc sử dụng các nội dung có bản quyền, đi kèm với đó là sự đánh đổi về quyền tự do sử dụng và tự do ngôn luận của mọi người”, EFT báo cáo vào năm 2021.

Như EFF đã thấy vào thời điểm đó, hệ thống Content ID của YouTube chỉ nhằm mục đích làm dịu các hãng thu âm và hãng phim, trong khi đó các nhà sáng tạo nội dung tự do cảm thấy “bị áp lực” để không phản đối các yêu cầu của Content ID vì sợ rằng kênh của họ có thể bị loại bỏ nếu YouTube liên tục đứng về phía chủ sở hữu quyền.

Theo YouTube, “Việc công nghệ so sánh có khả năng cân nhắc các quyết định pháp lý phức tạp như sử dụng công bằng hoặc giao dịch công bằng là không thể” và sự bất khả thi này dường như chắc chắn rằng các nhà sáng tạo nội dung tự do phải chịu hậu quả từ các quyết định của Content ID ngay cả khi việc sử dụng các nội dụng có bản quyền vẫn hợp pháp.

Tại thời điểm đó, YouTube đã mô tả Content ID là “một nguồn thu nhập hoàn toàn mới từ nội dung được quảng cáo hỗ trợ, được tạo ra bởi người dùng” cho các chủ sở hữu quyền, những người đã kiếm được hơn $5,5 tỷ từ các kết quả của Content ID vào tháng 12 năm 2020. Gần đây, YouTube báo cáo con số này đã tăng đến hơn 9 tỷ USD vào tháng 12 năm 2022.

Với rất nhiều tiền bản quyền được thu về như thế, thật dễ để kết luận rằng hệ thống này đang thiên vị nhóm chủ sở hữu bản quyền, trong khi những người sáng tạo nội dung tiếp tục phải chịu đựng từ việc thu nhập bị chuyển hướng bởi hệ thống tự động.

235464-may-giat-samsung-ban-quyen-youtube-5

Bất chấp sự thất vọng liên tục của các YouTuber, không có gì thay đổi với hệ thống Content ID của YouTube trong những năm qua. Những từ ngữ được sử dụng trong báo cáo minh bạch gần đây nhất của YouTube phần lớn được sao chép trực tiếp từ báo cáo gốc năm 2021.

Và trong khi YouTube tuyên bố rằng Content ID nên được “vĩnh viễn” hoạt động để duy trì “một hệ sinh thái cân bằng”, vài bản cập nhật gần đây nhất của YouTube được công bố vào năm 2022 dường như không làm nhiều để giúp các nhà sáng tạo nội dung có thể chống lại về những yêu cầu bản quyền không hợp lệ.

“Chúng tôi đã nghe rằng quá trình tranh chấp nội dung của Content ID là vấn đề hàng đầu đối với nhiều người trong số các bạn,” YouTube viết vào năm 2022. ” Các bạn đã chia sẻ rằng quá trình này có thể mất quá nhiều thời gian và có thể ảnh hưởng lâu dài đến kênh của mình, đặc biệt là khi khiếu nại dẫn đến việc xem xét hạn chế hoặc tác động đến việc kiếm tiền.”

Để giải quyết vấn đề này, YouTube đã không đẩy nhanh quá trình tranh chấp, mà vẫn cho phép tối đa 30 ngày cho chủ sở hữu quyền trả lời. Thay vào đó, Youtube đã đẩy nhanh quá trình kháng cáo, xảy ra sau khi chủ sở hữu quyền từ chối một khiếu nại gây tranh cãi và có thể là thời điểm mà tài khoản của YouTuber có nguy cơ bị xóa nhiều nhất.

“Giờ đây, người khiếu nại sẽ có 7 ngày thay vì 30 ngày để xem xét việc kháng cáo trước khi quyết định xem có yêu cầu xóa video, khiếu kiện hay để nó hết hạn không,” YouTube viết vào năm 2022. “Chúng tôi hy vọng việc rút ngắn thời gian trong quá trình kháng cáo sẽ giúp các bạn giải quyết các khiếu nại nhanh hơn nhiều!”

Bản cập nhật này sẽ chỉ giúp các YouTuber có ý định tranh cãi khiếu nại, như Albino đã làm, nhưng không phải cho phần lớn các YouTuber, nhóm người mà EFF báo cáo rằng đã bị đe dọa bởi việc tranh luận về những tuyên bố của Content ID đến nỗi họ thường chỉ chấp nhận “bất cứ hình phạt nào mà hệ thống đã áp đặt chống lại họ.” EFF tóm tắt tình hình khó khăn mà nhiều YouTubers vẫn mắc kẹt cho tới ngày hôm nay

Đối với Albino, người nói rằng anh ta đã chiến đấu chống lại nhiều khiếu nại của Content ID, việc chiếc máy giặt Samsung làm cho Youtube tắt tính năng kiếm tiền của kênh là giọt nước tràn ly, phá vỡ hoàn toàn sự kiên nhẫn của anh ta với quá trình tranh chấp của YouTube. “Điều này hoàn toàn vượt quá tầm kiểm soát,” Albino viết trên X.

Katharine Trendacosta, một nhà nghiên cứu YouTube và giám đốc chính sách và vận động của EFF, đồng ý với Albino, cô cho rằng Content ID của YouTube đã không được cải thiện trong những năm qua: “Nó tệ hơn, nó được cố tình che mờ và làm cho việc điều hướng trở nên cực kỳ khó khăn” đối với những người sáng tạo nội dung. “Tôi không biết bất kỳ người sáng tạo nội dung nào trên YouTube hài lòng với cách Content ID hoạt động,” Trendacosta cho biết.

235464-may-giat-samsung-ban-quyen-youtube-5

Nhưng trong khi nhiều người nghĩ rằng hệ thống của YouTube không phải là tốt nhất, Trendacosta cũng nói rằng cô “không thể nghĩ ra cách để xây dựng công nghệ phù hợp” để cải thiện nó, bởi vì “máy móc không thể phân biệt được ngữ cảnh.” Có lẽ nếu YouTube sử dụng đánh giá từ người thật cho mỗi trường hợp, thì điều đó “có thể là khả thi,” nhưng “họ sẽ phải thuê quá nhiều người để làm điều đó.”

Những gì YouTube có thể làm là cập nhật chính sách của mình để làm cho quá trình tranh chấp ít đáng sợ hơn cho những người tạo ra nội dung, Trendacosta cho biết.

Hiện tại, vấn đề lớn hơn đối với các nhà sáng tạo không phải là mất bao lâu để YouTube giải quyết quá trình tranh cãi mà là “cách YouTube diễn tả quy trình tranh chấp để ngăn cản bạn tranh luận.” Trendacosta cho rằng “hệ thống rất đáng thất vọng,” khi mà YouTube cảnh báo người dùng YouTube rằng việc bắt đầu tranh chấp có thể dẫn đến bị đánh dấu bản quyền và xóa sổ tài khoản của họ. “Những gì họ làm cuối cùng là đẩy người dùng đi ra xa”.

YouTube, trước đây đã từ chối những khiếu nại về công cụ Content ID bằng cách nói “không có hệ thống nào là hoàn hảo“, đã không đáp lại yêu cầu bình luận về việc liệu có bất kỳ bản cập nhật nào cho công cụ đó có thể có lợi cho những người sáng tạo nội dung hay không. Thay vào đó, kế hoạch của YouTube dường như là làm hài lòng những người dùng có thể không đủ khả năng rời khỏi nền tảng của họ vì lo lắng.

“Chúng tôi hoàn toàn hiểu sự thất vọng của anh,” YouTube nói với Albino trên X.

Theo WIRED

Góc quảng cáo