Nhân ngày 20.5 là ngày Nhận thức Tiếp cận Toàn cầu, Xiaomi đã đón nhóm các khách mời đặc biệt tại Công viên Khoa học và Công nghệ Xiaomi – nhóm khiếm khuyết Mi Fan và Hỗ trợ nhận dạng giọng nói cho Mi AI Speakers.
Họ được mời đến trụ sở chính của Xiaomi để tham quan Mi Home và phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển, để tham dự hoạt động Đồng-sáng tạo và hoạt động Chia sẻ Công nghệ Hỗ trợ Tiếp cận “Chạm đến Vẻ đẹp”.
Trong buổi gặp gỡ, các thành viên từ nhóm MIUI, Trí tuệ Nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và các phòng ban khác đã cùng tham gia với nhóm Mi Fan khiếm khuyết để cùng tìm hiểu nhu cầu cũng như những đề xuất của họ, và những chia sẻ các cách tiếp cận giúp nâng cao khả năng kết nối thông qua thảo luận đầy sôi nổi.
Cao Yu, một trong những thành viên Mi khiếm thị, chia sẻ rằng TalkBack ở trên smartphone của Xiaomi đã đem lại những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của anh. “Hiện tại, tôi có thể sử dụng các ứng dụng như WeChat, gọi món và bản đồ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Đây là một điều không tưởng khi không có những tính năng hỗ trợ tiếp cận của chiếc điện thoại Xiaomi”. Cao Yu cũng chia sẻ rằng mong muốn của anh là những tính năng tiếp cận trên điện thoại Xiaomi được hệ thống và thống nhất hơn ở những chi tiết vận hành trong tương lai.
Công nghệ hỗ trợ tiếp cận là một trong những lĩnh vực chính mà Xiaomi đã và đang tập trung kể từ ngày đầu tiên thành lập. Với vai trò là công ty hàng đầu trong lĩnh vực kết nối thông tin tại Trung Quốc và trên toàn cầu, Xiaomi đang phát triển rất nhiều tính năng hỗ trợ kết nối từ năm 2013 dựa trên những chiến lược đề ra bởi nhóm nghiên cứu khả năng tiếp cận, những phản hồi từ Mi Fans và sự hỗ trợ từ nhiều phòng ban. Điển hình như tính năng “Xiaomi Wensheng” (có nghĩa là “Xiaomi lắng nghe âm thanh” trong tiếng Trung Quốc) có thể giúp người sử dụng chuyển đổi giọng nói thành chữ tức thời. Xiaomi cũng đang phát triển tính năng điều khiển giọng nói và cử chỉ tay cho người dùng khiếm khuyết về thể chất, giúp họ điều khiển những thiết bị thông minh từ xa bằng loa Mi AI hay phần mềm Mi Home. Bên cạnh đó, tính năng Haptic cho phép người dùng khiếm thị nhận diện được những thông tin khác nhau bằng cách phát tín hiệu rung, sản phẩm này đã thắng giải thưởng iF Design năm nay, chính là minh chứng rõ nhất những điều mà công nghệ có thể mang lại.
Liu Qing, người đang làm việc trong nhóm công nghệ hỗ trợ tiếp cận tại Xiaomi chia sẻ “Chúng tôi làm bạn với người tiêu dùng và thiết lập những hệ thống phản hồi cho người tiêu dùng khiếm khuyết để tiếp nhận những nhận xét của họ đúng lúc. Đồng thời, chúng tôi đem đến những công nghệ hỗ trợ tiếp cận dành cho người dùng qua nhóm này. Xiaomi luôn đồng hành với người dùng khuyết tật nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng những nhu cầu của họ. Nhiều tính năng hỗ trợ tiếp cận cũng được phát triển liên tục theo tư tưởng giao tiếp với người dùng, như là Xiaomi Wensheng và tính năng Haptic. Xiaomi cũng sẽ cải thiện các tính năng hỗ trợ tiếp cận một cách có hệ thống trong tương lai.” Tại thị trường quốc tế, Xiaomi đã kết hợp với Google để hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ trợ năng của Google trên điện thoại thông minh. Mặc dù ở thời điểm hiện tại không phải tất cả các tính năng hỗ trợ đều có sẵn cho thị trường nước ngoài nhưng Xiaomi vẫn quyết tâm đưa chúng đến với người dùng trên toàn thế giới trong tương lai.
Tại hoạt động Chia Sẻ về Công nghệ hỗ trợ tiếp cận “Chạm Đến Vẻ Đẹp”, những đại diện đến từ nhóm khiếm thị Cai Cong và Fu Gaoshan đã trình diễn tính năng VoiceOver và luân phiên chia sẻ tình trạng công việc của mỗi người. Ông Fu cũng đã đánh dấu dự án Loa AI ghi nhận giọng nói mà Xiaomi đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm bằng cách kết hợp với Qualcomm. Giải pháp phần mềm hỗ trợ tiếp cận được thiết kế riêng cũng được cung cấp việc làm. Tính đến thời điểm hiện nay, có đến 42 người khuyết tật đã cùng làm việc để phát triển Loa AI ghi nhận giọng nói trong suốt ba năm qua.
Chen Xiaowen, một thành viên nhóm khiếm thị làm việc trong dự án, là người đã phá vỡ các định kiến về người khuyết tật và thấy tầm quan trọng của việc làm đối với những người cùng hoàn cảnh. “Tôi đã từng bị từ chối và bị gạt bỏ vì là người khiếm thị khi tìm việc. Thực tế, chúng tôi cũng có thể làm tốt công việc miễn là có khả năng tiếp cận tốt. Ở vị trí hiện tại, tôi chủ yếu phụ trách công việc dán nhãn giọng nói con người để ‘dạy’ AI hiểu hướng dẫn của người dùng. Cơ hội này giúp tôi thấy được giá trị bản thân và sự gắn kết, nó đã giúp tôi có được cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Bình đẳng công nghệ là một trong những ưu tiên của Xiaomi kể từ khi tập đoàn được thành lập cách đây 11 năm. Xiaomi đã nghiên cứu các tính năng hỗ trợ tiếp cận trong hơn 8 năm qua.
Công nghệ này đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn ở các thị trường nước ngoài thời gian gần đây, Xiaomi cũng cố gắng cải thiện nhằm toàn cầu hóa các tính năng hỗ trợ tiếp cận, đặc biệt là các tính năng trên MIUI. Hệ điều hành MIUI luôn tương thích với các tính năng hỗ trợ tiếp cận của Google trên hệ thống và luôn phù hợp với các bản cập nhật hệ thống trong thời gian được đề xuất. Một ví dụ cụ thể là tất cả các ứng dụng hệ thống của Xiaomi đều tương thích với Google TalkBack. Trong quá trình phát triển MIUI, Xiaomi thêm các thẻ mô tả vào từng ứng dụng để TalkBack có thể đọc chúng một cách chính xác. Người dùng ở nước ngoài có thể đưa ra phản hồi cho Xiaomi nếu họ có bất kỳ đề xuất hoặc câu hỏi nào về các thẻ này để từ đó Xiaomi sẽ sửa đổi chúng bằng cách điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương. Những lời khuyên về khả năng tiếp cận cũng luôn được hoan nghênh. Bằng cách hợp tác với Google, Xiaomi sẽ liên tục nâng cao các tính năng hỗ trợ tiếp cận của mình.
Đạt Nguyễn, Đại diện Truyền thông Xiaomi Việt Nam cho biết: “Xiaomi đang hướng đến tầm nhìn ‘cho phép mọi người đều có thể tận hưởng cuộc sống tốt hơn thông qua công nghệ sáng tạo’ với những nỗ lực về công nghệ hỗ trợ tiếp cận. Chúng tôi tin rằng công nghệ chính là cách tiếp cận bình đẳng, bao gồm việc trao quyền cho người khuyết tật tận hưởng cuộc sống thông minh hơn. Xiaomi sẽ không ngừng tiến về phía trước và sẽ phát triển nhiều tính năng hỗ trợ tiếp cận hơn ở thị trường nước ngoài trong tương lai, bao gồm cả Việt Nam.”
Mời bạn gửi ý kiến ở phần bình luận nhé.