Xem nhanh
- Nhận thức về quyền riêng tư dữ liệu, lo ngại về trí tuệ nhân tạo, tạo ra giá trị, và hệ thống tài chính hiện tại.
- Nhận thức về tiền số: mức độ sở hữu và các rào cản đối với người mới
- Web3, ví tiền điện tử, blockchain và NFT: Nhận thức về blockchain và web3
- Nhận thức về phi tập trung hóa (decentralization) và tác động của nó đối với các hệ thống Web2
- Hệ sinh thái tiền mã hóa chuyển từ “người dùng” sang “chủ sở hữu”
Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024 của Consensys nhấn mạnh sự gia tăng mức độ quen thuộc với Web3, Crypto và Blockchain, đồng thời nêu bật những lo ngại về quyền riêng tư và lòng tin của xã hội đối với Web2.
- 93% (+1) số người được khảo sát trên toàn cầu biết đến tiền mã hóa, trong đó 51% tuyên bố hiểu tường tận vấn đề này. Tại Việt Nam, 72% người được hỏi đã nghe về tiền mã hóa, nhưng chỉ 39% thực sự hiểu rõ về chúng.
- 43% người Việt Nam được khảo sát biết về NFT, và trong số đó, 49% hiện đang sở hữu NFT, tăng đáng kể so với năm 2023. Đáng chú ý, 79% dự định mua hoặc sưu tập NFT trong 12 tháng tới.
- Hơn 75% số người được hỏi lo ngại về việc AI tạo ra tin giả và nội dung lừa đảo, trong khi 54% tin rằng blockchain có thể giảm thiểu những rủi ro này.
Consensys, công ty phần mềm blockchain và web3 hàng đầu đứng sau ví điện tử MetaMask đã công bố kết quả của cuộc khảo sát toàn cầu lần thứ hai về tiền mã hóa và web3. Khảo sát được thực hiện trực tuyến bởi YouGov, tập đoàn công nghệ nghiên cứu và phân tích dữ liệu hàng đầu.
Nối tiếp báo cáo đầu tiên năm 2023, Consensys đã mở rộng phạm vi khảo sát lên đến 18 quốc gia ở 4 châu lục trong đó có Việt Nam, với hơn 18.000 người tham gia ở độ tuổi từ 18-65. Kết quả của khảo sát này phản ánh quan điểm của xã hội về quyền riêng tư dữ liệu, mức độ nhận thức, sở hữu và hoạt động trên web3, tiền điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain v.v… tại các quốc gia và vùng địa lý khác nhau trên toàn cầu
Nhận thức về quyền riêng tư dữ liệu, lo ngại về trí tuệ nhân tạo, tạo ra giá trị, và hệ thống tài chính hiện tại.
83% số người được khảo sát trên toàn thế giới cho rằng quyền riêng tư về dữ liệu là một mối quan tâm hàng đầu, nhưng chưa đến một nửa (46%) tin tưởng vào cách các nhà cung cấp dịch vụ Internet xử lý dữ liệu và thông tin nhạy cảm của họ. Ngoài ra, hơn 75% số người được khảo sát cho biết họ muốn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với danh tính trực tuyến của mình và muốn được chia sẻ lợi nhuận từ dữ liệu của họ — trong khi chỉ 39% cảm thấy rằng họ được nhận lại những giá trị xứng đáng với những gì mà họ cung cấp cho internet.
Tại Việt Nam, 49% số người được khảo sát cho rằng hệ thống tài chính hoạt động tốt nhưng cần một số cải thiện. Hơn một nửa (56%) có từ hai tài khoản ngân hàng trở lên, nhưng 17% không có tài khoản ngân hàng, đây là một mức tăng đáng kể so với năm ngoái.
Những lo ngại về khả năng AI tạo ra nội dung độc hại cũng đang lan rộng, cho thấy mức độ quan tâm đến hiện tượng mới nổi này. Hơn 75% số người bày tỏ lo ngại về việc AI tạo ra tin giả và nội dung lừa đảo, nhất là tại 2 thị trường Nigeria và Nam Phi.
Nhận thức về tiền số: mức độ sở hữu và các rào cản đối với người mới
Trên toàn cầu, 93% số người biết đến tiền mã hóa, trong đó 52% số người tham gia khảo sát cho rằng họ hiểu rõ về chúng. Hơn một nửa (54%) người được khảo sát tại Việt Nam đã mua tiền mã hóa, chủ yếu là Bitcoin, Ethereum và BNB Coin.
Trong khi đó, 41% người dân liên kết tiền mã hóa với “tương lai của tài sản kỹ thuật số” hoặc “tương lai của tiền tệ” (với 37%), 60% tin rằng tiền mã hóa thân thiện với môi trường, và 66% cho rằng Bitcoin thân thiện với môi trường hơn Ethereum. Các rào cản như lo ngại về quy định (55%), sự biến động của thị trường và rủi ro cao (49%), và lừa đảo (45%) vẫn tồn tại. Tuy nhiên, 70% người được khảo sát tại Việt Nam cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào tiền mã hóa trong 12 tháng tới.
Web3, ví tiền điện tử, blockchain và NFT: Nhận thức về blockchain và web3
Sự tham gia vào hầu hết các hoạt động web3—như tạo NFT, sở hữu token và sử dụng ví tiền điện tử—tăng lên trong năm nay, với một phần ba số người quen thuộc với web3 hiện đang sử dụng ví, tăng 6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, web3 vẫn chưa được hiểu rõ một cách tường tận, tại Việt Nam, con số này chỉ có 34%. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu là những khu vực ít quen thuộc nhất.
Trên toàn cầu, việc sử dụng ví web3 để gửi và nhận giao dịch là hoạt động phổ biến nhất, mặc dù tỷ lệ sở hữu ví vẫn dưới 50%. Bảo mật (88%) và dễ sử dụng (86%) là các yếu tố quan trọng nhất khi chọn ví tiền mã hóa, tiếp theo là sở thích về ví tự lưu trữ.
NFT được hiểu rõ hơn một chút so với web3, với khoảng 1/3 người được khảo sát ở châu Á và gần ½ số người tham gia khảo sát ở Mỹ quen thuộc với khái niệm này. Nhận thức cao hơn thường dẫn đến tỷ lệ sở hữu NFT cao hơn. Tại Việt Nam, 43% người tham gia khảo sát cho biết họ quen thuộc với NFT, và 49% trong số đó hiện đang sở hữu NFT, cho thấy sự tăng trưởng đáng kể. 79% thậm chí đang có kế hoạch mua hoặc sưu tập NFT trong 12 tháng tới.
Nhận thức về phi tập trung hóa (decentralization) và tác động của nó đối với các hệ thống Web2
Một tỷ lệ đáng kể 80% người tham gia khảo sát trên toàn cầu, và 61% người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng các công ty web2 đang nắm quá nhiều quyền lực. Tuy nhiên, sự quen thuộc với khái niệm phi tập trung vẫn còn thấp trên toàn cầu, bao gồm cả tại Việt Nam (49%). Tuy nhiên, tại Mỹ, hơn một nửa người tham gia khảo sát (57%) ít nhất cũng quen thuộc với phi tập trung hóa, và các quốc gia có mức độ hiểu biết cao bao gồm: Philippines (53%), Ấn Độ (66%), Indonesia (51%), Nigeria (80%) và Nam Phi (74%).
Khi được hỏi về mối liên hệ giữa phi tập trung hóa và tiền mã hóa, blockchain, và web3, chỉ có Nigeria, Nam Phi và Indonesia cho thấy sự hiểu biết rõ rệt. Tuy nhiên, hơn một phần ba số người tham gia khảo sát trên toàn cầu tin rằng các nền tảng mạng xã hội và ngân hàng quốc tế có thể hưởng lợi từ việc phi tập trung hóa. Điều này cho thấy một sự khác biệt độc đáo giữa mong muốn tích hợp blockchain vào các hệ thống truyền thống hiện đại, mặc dù có sự thiếu hiểu biết được cảm nhận, và gợi ý rằng khoảng cách về giáo dục vẫn tồn tại.
Hệ sinh thái tiền mã hóa chuyển từ “người dùng” sang “chủ sở hữu”
Theo các chuyên gia từ Consensys, xu hướng này cho thấy sự chuyển mình của một thế giới số minh bạch hơn với tiền điện tử, blockchain và web3 là nền tảng.
Những cá nhân tham gia vào web3, dù thông qua phát triển ứng dụng, staking tài sản tiền mã hóa, hay tham gia vào NFT, không chỉ là người dùng mà còn là những người đóng góp tích cực, xây dựng và sở hữu hệ sinh thái. Những người được khảo sát cũng thể hiện mong muốn được sở hữu ngày một tăng trong thế giới số, cũng như sự thiếu tin tưởng về quyền riêng tư dữ liệu cũng như những đóng góp của họ cho internet.
“Vai trò quan trọng của blockchain và phi tập trung hóa trong việc tăng cường niềm tin và minh bạch đối với cách thức dữ liệu của chúng ta được quản lý không thể bị đánh giá thấp.” ông Joseph Lubin, đồng sáng lập Ethereum và CEO của Consensys, chia sẻ
“Khảo sát mới nhất của chúng tôi không chỉ làm nổi bật tầm quan trọng ngày càng tăng của quyền riêng tư dữ liệu, với 83% người tham gia khảo sát nhấn mạnh sự quan trọng của nó, mà còn làm sáng tỏ những lo ngại phổ biến về thông tin sai lệch, một vấn đề cấp bách trong bối cảnh các cuộc bầu cử toàn cầu và việc áp dụng AI trong dòng chính.”
“Mỗi năm, chúng tôi tiếp tục thấy sự phát triển và chấp nhận ngày một tăng của tiền mã hóa cũng như web3 và blockchain. Năm 2024 là một năm mang tính bước ngoặt đối với tiền mã hóa vì nhiều lý do—nhưng tôi tin rằng chúng ta đang đi đúng hướng.“
Ví dụ, cuộc bầu cử tổng thống gần đây của Mỹ có thể dẫn đến sự rõ ràng hơn trong quy định. Khi thế giới tiếp nhận tiềm năng của phi tập trung hóa và tiền mã hóa, ngành công nghiệp của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và trao quyền cho làn sóng người dùng tiếp theo thông qua giáo dục và đổi mới trong khi giải quyết một số thách thức phức tạp nhất của thế giới chúng ta“, ông Lubin chia sẻ thêm.