Xem nhanh
Dưới đây là 11 phát minh ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp máy tính. Đồng thời chúng cũng là các sản phẩm, dịch vụ được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Thuật toán Dijkstra
Dijkstra là một trong những thuật toán phổ biến nhất trong lĩnh vực khoa học máy tính, được biết đến là một thuật toán tuyệt vời. Đây là thuật toán tìm đường đi ngắn nhất từ một nút bắt đầu đến tất cả các nút khác trong một đồ thị có trọng số. Thuật toán logic này được phát minh bởi EW Dijkstra năm 1956.
Thuật toán này tồn tại nhiều biến thể cho hàng loạt ứng dụng ngày nay. Việc sử dụng phổ biến nhất là cho chúng ta con đường ngắn nhất giữa hai vị trí trên bản đồ trực tuyến.
Ngoài ra, thuật toán Dijkstra rất quan trọng trong định tuyến IP để tìm lối đi ngắn nhất. Internet mà chúng ta sử dụng sẽ không có chất lượng như hiện tại nếu không có thuật toán này.
Thuật toán này cũng không kém phần quan trọng trong mạng điện thoại để thiết lập một cuộc gọi thoại giữa hai điện thoại di động.
Hệ thống đa lập trình RC 4000
Hệ thống này được phát triển bởi Per Brinch Hansen vào năm 1969. Trong khi RC 4000 chưa thành công, hệ thống cơ bản trở nên cực kỳ ảnh hưởng trong việc giới thiệu khái niệm microkernel – một nỗ lực chuyển đổi hệ điều hành thành một nhóm tương tác chương trình qua cùng trung tâm của hệ điều hành.
Sự đổi mới quan trọng này cũng giúp cho việc phát triển giao thức Remote Procedure Call (RPC) , được các nhà phát triển sử dụng để tạo các chương trình máy chủ phân tán.
Vì hầu hết các hệ điều hành hiện đại ngày càng phức tạp với nhiều tính năng, RPC giúp các nhà phát triển tránh viết lại mã tương tác máy khách – máy chủ.
Giao thức Kiểm soát Truyền dẫn Transmission Control Protocol (TCP)
Người ta sử dụng Internet vì nó mang lại nhiều lợi ích, nhưng ít ai biết cái gì đã tạo nên Internet.
Trong những ngày đầu tiên của mạng máy tính, có nhiều kiểu mạng khác nhau trên khắp thế giới. Giao thức TCP cùng với giao thức Internet cho phép các mạng riêng lẻ kết nối đã tạo nên Internet ngày nay.
TCP được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1974 bởi Vint Cerf và Bob Kahn. TCP chỉ định một bộ cú pháp, ngữ nghĩa và đồng bộ hóa cho việc trao đổi thông tin giữa các máy tính. Nó sử dụng gói chuyển mạng như một phương tiện chuyển giao.
TCP / IP đã tạo ra World Wide Web, e-mail, FTP và nhiều công nghệ khác.
Hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu (DBMS)
Máy tính luôn gắn chặt với dữ liệu. Chức năng cơ bản của máy tính là đọc, xử lí, lưu trữ và hiển thị dữ liệu.
Trước những năm 1960, hệ điều hành xử lý công việc này với hệ thống tập tin của chính hệ điều hành. Tuy nhiên, hệ thống tập tin được sử dụng lại dư thừa, khác nhau và thiếu đồng thời. Để đối phó với những vấn đề này, DBMS ra đời.
DBMS là một ứng dụng máy tính giúp chúng ta lưu trữ, tổ chức, truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu. Năm 1970, Edgar Codd đã phát triển DBMS tốt hơn các DBMS khác. Ngay sau đó, sản phẩm của Edgar Codd được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp lớn, ngân hàng, quân đội,…
DBMS đã cách mạng hóa thế giới xử lý dữ liệu. Hiện tại, nó là phần không thể tách rời của các ứng dụng web, ngân hàng, hệ thống đặt phòng… Tuy vậy nhưng ít ai để ý đến vai trò quan trọng này của DBMS.
World Wide Web
Năm 1990, Tim Berners-Lee thực hiện một trong những dự án có ảnh hưởng nhất trong thời đại công nghệ hiện nay là World Wide Web.
WWW là một mạng lưới thông tin trên Internet, nó xác định các nguồn tài nguyên web với URI (Uniform Resource Identifier) và cho phép điều hướng mạng lưới với sự trợ giúp của siêu liên kết. Tim Berners-Lee đã phát triển trình duyệt web đầu tiên trên thế giới, sau đó là HTTP và HTML.
WWW đã giúp mọi người có thể truy cập Internet. Hiện có hơn 3.7 tỉ người dùng trên toàn thế giới và khoảng 1.3 tỉ trang web đang chạy. WWW đã tạo nên sự bùng nổ thông tin hiện nay.
Chuột máy tính
Chuột là một phần của giao diện đồ họa người dùng – Graphical User Interface (GUI). Nó đã làm cho máy tính dễ dàng điều hướng và sử dụng. Nhiều thiết bị trỏ đã được hình thành và tạo mẫu trong thời kỳ sau chiến tranh để sử dụng cho mục quân sự và khoa học, nhưng vào năm 1964, chuột hiện đại đầu tiên được Douglas Englebert nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Stanford.
Ông đã công bố nó vào năm 1968. Bill English, một đồng nghiệp của Engelbert, đã đi trước một bước và phát minh ra “con chuột bóng” cho Xerox Alto vào năm 1972. Microsoft đã thông qua con chuột này vào năm 1982 và đã làm cho phần mềm tương thích với chuột của họ.
Macintosh 128K và Atari ST của Apple đã làm cho chuột máy tính được chấp nhận và sử dụng phổ biến. Chuột quang được phát minh vào những năm 1980, nhưng nó chỉ có giá trị kinh tế sau năm 1995.
Dung lượng lưu trữ của máy tính
Bộ nhớ lưu trữ là một trong những thành phần cơ bản nhất của máy tính cùng với đầu vào / đầu ra và ALU. Nó là cốt lõi của sự phát triển máy tính, nhưng lại bị coi là một trở ngại cho hiệu suất của PC.
Lưu trữ máy tính đã phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Việc lưu trữ dữ liệu thời khì đầu là lưu bằng thẻ đục lỗ và lưu trữ từ tính. Đã từng có thời mà bộ nhớ chỉ có vài Kilobytes để sử dụng.
Chẳng bao lâu, bộ nhớ bán dẫn đã phổ biến và bộ nhớ lưu trữ tăng lên đáng kể. Đĩa Flash và đĩa quang được giới thiệu để làm cho bộ nhớ trở nên thuận tiện.
Ngày nay có các ổ cứng lên đến hàng TB, ngoài ra còn có lưu trữ đám mây giúp người dùng lưu trữ thuận tiện hơn.
Độ phân giải
Không giống các phát minh được liệt kê ở đây, Pixel lần đầu tiên được sử dụng trong các Ti-vi vào cuối những năm 1920. Pixel là đơn vị nhỏ nhất của một hình ảnh kỹ thuật số. Các hình ảnh kỹ thuật số được tạo thành từ một số lượng lớn các điểm ảnh, mỗi điểm ảnh được kiểm soát để hiển thị một số màu sắc và cường độ.
Những điểm ảnh này lần đầu tiên được chuyển từ bản in ra màn hình bởi Russell A. Kirsch với máy quét hình ảnh kỹ thuật số của ông. Sự phát triển gần đây trong công nghệ hình ảnh đã làm cho hình ảnh hiển thị với hàng triệu điểm ảnh (megapixel).
Tài khoản và mật khẩu
Mật khẩu đã được sử dụng từ thời cổ đại để bảo vệ bí mật và cho phép truy cập. Riddles là một ví dụ tốt về các câu hỏi bảo mật. Máy tính CTSS của MIT và hệ thống Sabre của IBM vào những năm 1960 là những máy tính đầu tiên yêu cầu mật khẩu để sử dụng.
Fernando Corbató được coi là cha đẻ của mật khẩu máy tính hiện đại. Mật khẩu đã giúp đảm bảo an ninh mạng và an toàn cho máy tính.
USB
Trước khi USB ra đời, người ta phải dựa vào một loạt các cổng và các kết nối như PS/2, cổng nối tiếp song song để kết nối phần cứng.
Universal Serial Bus hay còn gọi là USB được phát triển bởi sự hợp tác của những công ty công nghệ lớn như Microsoft, Intel,… để nâng cao tốc độ kết nối và truyền dữ liệu. USB đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. USB 3.0 có tốc độ truyền dữ liệu khoảng 5 Gbps.
WiFi
Mạng nội bộ không dây (WLAN) hoặc phổ biến được gọi là WiFi cho phép bạn kết nối Internet mà không cần cáp Ethernet. Phát minh rực rỡ này là sự kết hợp của nhiều sáng chế khác nhau.
Công nghệ không dây WiFi được khám phá là một kết quả thí nghiệm vật lý thiên văn của một nhóm các nhà khoa học CSIRO do Tiến sĩ John O’Sullivan dẫn đầu. Sau đó, IEEE đặt chuẩn WLAN theo 802.11 và WiFi Alliance (liên minh WiFi) được thành lập để chứng nhận và quảng bá công nghệ WiFi.
Trong thời gian gần đây, WiFi chiếm hơn 60% lưu lượng Internet trên thế giới. Nó đã làm cho Internet được sử dụng rộng rãi, hạn chế sự cản trở về địa lý và cơ sở hạ tầng. WiFi đã thu hẹp khoảng cách kết nối giữa các thiết bị Internet và các lĩnh vực khác trên thế giới.
Những phát minh trên đã hảnh hưởng nhiều đến ngành công nghệ ngày nay. Tuy nhiên, với những thiết bị hiện đại ngày nay, người ta không mấy để ý đến những phát minh này.