Với việc thị phần của Firefox chạm mốc thấp kỷ lục, liệu Cáo lửa có thể bật dậy từ tro tàn hay đây sẽ là dấu chấm hết.

Vào năm 1998, Netscape đã tung ra một bước đi liều lĩnh là công khai bộ mã nguồn của trình duyệt. Dù Netscape và Bộ Tư pháp Mỹ đã chiến thắng, chống lại sự độc quyền của trình duyệt Internet Explorer (IE) trên Windows của Microsoft, nhưng trình duyệt này vẫn bị khai tử.

Nói về phần mã nguồn, theo Jamie Zawinski, một cựu nhân viên của Netscape “Bạn không thể lấy một dự án đã chết rồi đắp lên nó cái vẻ hào nhoáng là ‘mã nguồn mở’ và mong chờ nó thành công được”.

227577-su-suy-tan-cua-mozilla-firefox
Netscape, tiền thân của Firefox ngày nay

Tuy vậy bước đi này vẫn được thực hiện, dự án Mozilla được ra đời với hy vọng biến nó thành một ứng dụng phổ thông, để rồi sau đó biến thành một trình duyệt web thuần túy với tên Firefox vào năm 2002. Cùng năm đó, gần 90% người dùng đã sử dụng Internet Explorer.

Dù vậy Firefox vẫn phát triển. Đầu tiên, những người dùng trung thành của Netscape cùng với các fan Linux và mã nguồn mở đã chuyển Firefox. Mùa hè năm 2010 đánh dấu đỉnh cao của Firefox với số thị phần đạt 34,1%.

227577-su-suy-tan-cua-mozilla-firefox

Thế nhưng mọi chuyện dần bắt đầu đi xuống kể từ thời điểm này. Về lý thuyết, rất khó để có được các báo cáo về việc trình duyệt nào là nổi tiếng nhất. Rất nhiều công ty cho rằng sản phẩm của mình có các con số rất tốt, như là NetMarketShare và StatCounter, nhưng các con số này đều đã được chứng minh là không phản ánh thị trường.

Tuy nhiên, chương trình Phân tích Kỹ thuật số Hoa Kỳ (DAP) đã đưa ra một báo cáo về số lượt truy cập vào website của chính phủ Mỹ từ các trình duyệt web trong vòng 90 ngày. Dù không có ý nghĩa thống kê nhưng nó cũng phần nào cho chúng ta thấy được các thông tin về các trình duyệt web tại Mỹ.  

Theo DAP, đứng đầu danh sách không ngoài dự đoán chính là Google Chrome với 5,27 tỉ lượt truy cập, đạt 47,9%. Mozilla Firefox nằm gần như vô định ở nhóm cuối với chỉ 2,2%.

227577-su-suy-tan-cua-mozilla-firefox

Safari đạt 36,2% nhờ vào sự nổi tiếng của iPhone tại Mỹ, Edge là 8,3%, cả hai đều thông dụng hơn Firefox. Ít nhất một điều có thể an ủi với Firefox là Internet Explorer – biến mất khỏi danh sách từ năm 2022.

Sự tụt dốc của Firefox hoàn toàn không mới. Năm 2022, thị phần Cáo lửa đã giảm còn 2,6% so với năm 2021 là 2,7%. Với báo cáo của DAP thì Firefox vào năm 2015 có 11% thị phần và giảm chỉ còn 8,2% vào năm 2016. Con số này tăng nhẹ trong năm 2018 với 9%.

Nhưng con số của Chrome thực tế còn lớn hơn. Nền tảng mã nguồn mở Chromium của Chrome cũng đồng thời giúp xây dựng Microsoft Edge. Có thể nói hiện nay, ngoài Mozilla Firefox, các trình duyệt web thông dụng như Opera, Vivaldi, và Brave đều vận hành dựa trên Chromium.

Vậy chuyện gì đã xảy ra với Firefox? Có thể nói là sự xuất hiện và phát triển mạnh của Chrome. Theo Hiten Shah, CEO công ty an ninh điện toán đám mây Nira, chính Google đã tái phát minh lại trình duyệt web.

Vào năm 2008, Google bắt đầu tạo ra một hệ điều hành hoàn toàn mới dành cho các website dựa vào điện toán đám mây cùng với những ứng dụng và phần bổ trợ riêng.

227577-su-suy-tan-cua-mozilla-firefox

Để làm được việc này, có thể nói dí dỏm rằng Google đã “đánh cắp” các nhà phát triển trình duyệt web hàng đầu từ Firefox, có thể kể đến như Ian Hickson, Darin Fisher, Pam Greene và Brian Ryner. Cả Microsoft và Mozilla Foundation đều bị bất ngờ trước động thái này và rơi vào thế bị động.

Cuối cùng thì, Mozilla cũng đã nhận ra. Nếu phải chỉ ra từ khóa ở đây, thì đó là “cuối cùng thì”. Vì đến tận năm 2017, gần một thập kỷ từ khi Chrome xuất hiện, CEO Chris Beard của Mozilla mới thừa nhận rằng “Firefox không thể theo kịp thị trường và đáp ứng nhu cầu của mọi người. Rất nhiều người dùng trung thành của Firefox giờ đã là người sử dụng Chrome”.

Nhiều người theo chân Firefox từ những ngày đầu hoàn toàn không hài lòng với tình hình hiện tại của trình duyệt này. Gần đây một tài khoản người dùng đã liệt ra một danh sách những vấn đề của Firefox và nhận được rất nhiều tán đồng.

227577-su-suy-tan-cua-mozilla-firefox
Thiết kế giao diện mới của Firefox gần đây gây nhiều tranh cãi

Một vài vấn đề có thể kể đến như liên tục loại bỏ các tính năng hữu ích, mô hình mã hóa tệ, quản lý tài nguyên không tốt và nặng nề nhất là bí mật lưu giữ thông tin cá nhân. Nói ngắn gọn, Firefox giờ đây không còn hoạt động tốt kể cả cho người dùng hay nhà phát triển nữa.

Nhiều người sẽ cho rằng Mozilla và Google sẽ là kẻ thù không đội trời chung sau những gì Google đã làm, nhưng sự thật lại trái ngược hẳn. Lý do Mozilla vẫn có thể tiếp tục hoạt động tới giờ là vì Google vẫn đều đặn trả hàng trăm triệu USD tiền bản quyền cho hãng này mỗi năm.

Theo báo cáo tài chính năm 2022 của Mozilla, trong 593 triệu USD doanh thu có đến 510 triệu USD đến từ Google. Vậy nhưng hãng vẫn yêu cầu quyên góp và nói tôn chỉ của mình là “Internet của mọi người và cho mọi người”, và rằng công ty làm vậy để “cân bằng lại với các công ty công nghệ đang bành trướng”. Con số thực tế lại nói khác và những lời của Mozilla làm nhiều người thấy bất mãn.

Ví dụ cụ thể là Mitchell Baker – CEO của Mozilla – nhận thù lao là 6.903.089 USD trong năm 2022, tăng 1,3 triệu USD so với năm trước. Theo Comparably, tiền thưởng trung bình của giám đốc điều hành tại Mozilla là 213,745 USD/năm. Tại thung lũng Silicon, con số này rất khiêm tốn, nhưng trong tình hình thị phần của Firefox tiếp tục giảm thì quả thật nó rất đáng để quan tâm.

227577-su-suy-tan-cua-mozilla-firefox
Bà Mitchell Baker, CEO của Mozilla

Có ý kiến cho rằng số tiền quyên góp cho Firefox nên được dùng để cải thiện chính Firefox thay vì cải thiện tiền lương cho giám đốc điều hành. Hoặc nếu có thể nên đầu tư vào các vấn đề khác như trí tuệ nhân tạo (AI).

Một điều thú vị là trước khi có cái tên Cáo lửa quen thuộc, Firefox từng được đặt tên là Phoenix – phượng hoàng lửa – một sinh vật tái sinh từ đống tro tàn. Chúng ta chỉ có thể chờ xem liệu sẽ có một sự tái sinh nào từ chính Cáo lửa hay không. Hay sau tất cả, vinh quang năm xưa sẽ biến mất mãi mãi.   

Theo ZDNET

Góc quảng cáo