Trong danh sách các ứng dụng VPN trên Android bị liệt kê có cả cái tên quen thuộc là Betternet, ứng dụng miễn phí giúp người dùng dễ truy cập vào Facebook trong thời điểm mạng chập chờn.
VPN là một cách hữu hiệu để truy cập các website ngăn chặn IP đến từ một quốc gia nào đó, cũng như khi bị giới hạn truy cập. Nhưng nhóm các nhà nghiên cứu từ Data61của CSIRO, UC Berkeley, UNSW Sydney, và UCSI Malaysia phát hiện ra rằng ứng dụng VPN trên Google Play rất đa dạng (khoảng 238 ứng dụng), tuy nhiên một phần không nhỏ trong số này lại không an toàn, chúng được liệt kê các tác hại nguy hiểm như làm lộ thông tin người dùng, chèn quảng cáo và chứa malware.
Điều đáng báo động là nó bao gồm cả các ứng dụng phổ biến và được đánh giá hàng đầu trên Play Store. Theo VirusTotal, trong số 37% các ứng dụng VPN có hơn 500 nghìn lượt cài đặt, 25% trong số đó nhận được đánh giá từ 4 sao trở lên, tuy vậy hơn 38 phần trăm trong số này lại chứa một số malware.
Thêm vào đó, khoảng 18% các ứng dụng VPN đã kiểm tra đã không mã hóa truy cập web ẩn danh của người dùng, 16% trong số đó thì chuyển truy cập qua các thiết bị người dùng khác, nghĩa là bạn có thể vô tình tạo điều kiện cho việc truyền tải nội dung bất hợp pháp thông qua kết nối của bạn.
Để tránh rắc rối có thể xảy ra, bạn hãy kiểm tra bằng cách truy tìm sự hiện diện của tracker và malware bằng cách sử dụng phần mền Anti Virus trực tuyến VirusTotal trong tập tin báo cáo này. Trong danh sách còn liệt kê 10 ứng dụng VPN trên Android, 4 trong số chúng buộc phải trả tiền để sử dụng, nhưng chúng cũng không an toàn.
Riêng tại Việt Nam thì ứng dụng Betternet đang rất được ưa chuộng do có khả năng giúp truy cập Facebook trong thời điểm mạng bị chậm chờn, nhưng cũng bị liệt kê vào phần mềm có ẩn chứa nguy cơ cao về bảo mật cho người dùng.
Để an toàn, trang Lifehacker đề nghị người dùng nên dùng ứng dụng VPN từ các nhà cung cấp lâu năm và minh bạch về cách họ xử lý dữ liệu của bạn, một số có thể kể đến là Private Internet Access, SlickVPN, NordVPN, Hideman và Tunnelbear.
Theo: thenextweb