Xem nhanh
Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất và có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngành công nghệ thông tin không chỉ mang lại những lợi ích cho xã hội, mà còn mở ra những cơ hội cho người khuyết tật, giúp họ vượt qua những rào cản về thể chất, giao tiếp và học tập, nâng cao năng lực và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, người khuyết tật cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức khi muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin, như việc tiếp cận, chi phí, đào tạo và pháp lý.
Bài viết trình bày về những cơ hội, thách thức và giải pháp cho người khuyết tật trong ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam và trên thế giới.
Cơ hội cho người khuyết tật trong ngành công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin là một ngành có tính linh hoạt cao, không yêu cầu quá nhiều về trình độ học vấn hay kỹ năng chuyên môn, mà chỉ cần có niềm đam mê, sự sáng tạo và ham học hỏi. Người khuyết tật có thể tự học hoặc tham gia các khóa học trực tuyến về lập trình, thiết kế web, an ninh mạng, phát triển phần mềm hay các lĩnh vực liên quan.
Họ cũng có thể làm việc từ xa hoặc linh động thời gian, không bị giới hạn bởi không gian hay thiết bị. Người khuyết tật có thể trở thành những lập trình viên, designer, tester, administrator hay những chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin.
Ngành công nghệ thông tin cũng là một ngành có nhu cầu nguồn nhân lực lớn và thu nhập hấp dẫn. Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA), năm 2022, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đạt doanh thu 16,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với năm 2021, và tạo ra khoảng 930.000 nhân sự.
Trong khi đó, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), năm 2022, ngành công nghệ thông tin trên thế giới đạt doanh thu 5.000 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2021, và cung cấp khoảng 60 triệu nhân sự. Người khuyết tật có thể tận dụng những cơ hội này để tham gia vào thị trường lao động trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và xã hội.
Thách thức cho người khuyết tật trong ngành công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin là một lĩnh vực hấp dẫn, đem lại đầy tiềm năng, nhưng cũng đầy thách thức đối với người khuyết tật. Để theo đuổi ngành này, người khuyết tật phải vượt qua ba rào cản chính: tiếp cận, đào tạo và bảo vệ quyền lợi.
Tiếp cận là rào cản đầu tiên mà người khuyết tật gặp phải khi muốn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin. Theo WHO, có 15% dân số thế giới là người khuyết tật, nhưng chỉ có 10% trong số đó có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc công nghệ hỗ trợ.
Những thiết bị hay phần mềm này có thể giúp họ khắc phục những hạn chế về thể chất hay trí tuệ, như máy đọc sách, màn hình chữ braille, các trình đọc màn hình, bàn phím chữ Braille cho người khiếm thị, công cụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, chuyển giọng nói thành văn bản và phụ đề cho người khiếm thính, các công cụ ra lệnh bằng giọng nói và cử chỉ cho người liệt hay các phần mềm chuyển đổi văn bản thành âm thanh cho người khó đọc.
Tuy nhiên, những thiết bị hay công nghệ này thường có giá thành cao, nguồn cung thiếu hụt hay không được hỗ trợ bởi chính sách và quy định. Do đó, nhiều người khuyết tật không có đủ điều kiện để tiếp cận những công nghệ này.
Đào tạo là rào cản thứ hai mà người khuyết tật phải vượt qua khi muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Người khuyết tật thường gặp trở ngại trong việc học tập và nâng cao kỹ năng do những hạn chế về thể chất hay trí tuệ.
Họ cũng ít có cơ hội để tham gia các khóa học hay chương trình đào tạo chất lượng cao do sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, giáo viên hay giáo trình phù hợp. Ngoài ra, người khuyết tật cũng phải chịu đựng những định kiến hay kỳ thị từ xã hội, khiến họ mất tự tin và động lực để theo đuổi ngành công nghệ thông tin.
Bảo vệ quyền lợi là rào cản cuối cùng mà người khuyết tật phải vượt qua khi muốn làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Người khuyết tật thường gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi khi tìm kiếm cơ hội việc làm do sự kỳ thị và thiếu hiểu biết của xã hội.
Chưa kể, nhận thức của chủ doanh nghiệp về người khuyết tật vẫn còn thấp dẫn đến việc người khuyết tật không được nhận vào các doanh nghiệp để làm việc. Mặc dù, có rất nhiều người khuyết tật đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn bị từ chối thẳng thừng vì lý do họ là người khuyết tật.
Ngoài ra, việc nhà nước ta chưa có các chế tài hợp lý về sự tham gia của họ vào lĩnh vực này, chưa có các chính sách pháp lý liên quan tới khả năng tiếp cận dẫn đến việc người khuyết tật càng gặp khó trong việc theo đuổi lĩnh vực này. Từ đó, khiến cho người khuyết tật bị hạn chế cơ hội việc làm, giảm đi sự tham gia bình đẳng của họ vào thị trường lao động.
Để giải quyết những thách thức này, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, nhà nước và xã hội. Các cơ quan, nhà nước cần có những chính sách hoạch định để tháo gỡ khó khăn cho lao động khuyết tật. Giúp họ cải thiện đời sống, giảm bớt sự phụ thuộc vào xã hội. Góp phần làm cho ngành công nghệ thông tin dễ tiếp cận hơn với người khuyết tật.
Đồng thời, hạn chế rủi do của người khuyết tật khi theo đuổi ngành này, tạo ra một môi trường dung hợp và có những hỗ trợ thiết thực cho họ. Sửa đổi bổ xung các quy định ưu tiên cho họ tiếp cận ngành này và coi nó như ngành mũi nhọn để làm cơ sở pháp lý giúp người khuyết tật có thể phát triển toàn diện và mang đầy tính nhân văn sâu sắc.
Những giải pháp của ngành công nghệ thông tin với người khuyết tật
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) có tiềm năng mang lại nhiều cơ hội cho người khuyết tật, tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức về khả năng tiếp cận và hòa nhập. Để giải quyết những vấn đề này, ngành CNTT cần áp dụng những giải pháp:
Thiết kế nhất quán: Để đảm bảo người khuyết tật có thể sử dụng sản phẩm công nghệ một cách thuận tiện và hiệu quả, cần tạo ra trang web, phần mềm và giao diện người dùng có khả năng tiếp cận. Điều này đòi hỏi tuân thủ các nguyên tắc thiết kế toàn diện và các tiêu chuẩn khả năng tiếp cận, như Nguyên tắc truy cập nội dung web (WCAG của w3c). Đồng thời, cần phát triển và sử dụng các công cụ và công nghệ phát triển có các tính năng trợ năng, để đảm bảo tính hòa nhập và sử dụng được cho những dạng khuyết tật khác nhau.
Đào tạo về khả năng tiếp cận: Nâng cao kiến thức và kỹ năng về khả năng tiếp cận cho các chuyên gia và sinh viên CNTT là một yếu tố quan trọng. Cần cung cấp chương trình đào tạo về khả năng tiếp cận toàn diện, giúp họ có thể thiết kế các sản phẩm công nghệ có khả năng tiếp cận. Đồng thời, khuyến khích học tập và trao đổi kinh nghiệm với tổ chức và chuyên gia trong lĩnh vực khả năng tiếp cận, để tiếp thu những kiến thức chuyên sâu và hữu ích.
Hỗ trợ và hướng dẫn: Hỗ trợ người khuyết tật trong việc theo đuổi sự nghiệp trong ngành CNTT là một nhiệm vụ quan trọng. Thiết lập chương trình cố vấn và hỗ trợ giúp kết nối người khuyết tật với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành CNTT.
Điều này có thể giúp họ vượt qua những thách thức và tận dụng cơ hội trong lĩnh vực này. Đồng thời, cần vận động cho sự hòa nhập của người khuyết tật trong ngành CNTT bằng cách tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cũng như ban hành các chính sách và quy định thúc đẩy khả năng tiếp cận.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác, cộng tác với các tổ chức và chuyên gia trong lĩnh vực khả năng tiếp cận, để tiếp thu những kiến thức chuyên sâu và phương pháp tốt nhất cho ngành. xây dựng chương trình cố vấn và hỗ trợ giúp người khuyết tật nhận ra thế mạnh của mình, giúp họ có thể tự định hình tương lai.
Đồng thời, cần vận động cho sự hòa nhập thông qua việc nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, tuân thủ các tiêu chuẩn truy cập và thay thế các sản phẩm trả phí bằng các sản phẩm miễn phí. Nhà nước cũng cần ban hành các chính sách và quy định cụ thể để thúc đẩy khả năng tiếp cận và hòa nhập trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) là một lĩnh vực có tiềm năng lớn để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật (NKT) hòa nhập với xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của họ. Tuy nhiên, để phát triển CNTT cho NKT, cần phải giải quyết những thách thức về chi phí, thị trường, chính sách và nhận thức.
Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng NKT cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc đào tạo, sử dụng và phát triển CNTT cho NKT. Bên cạnh đó, cần có sự đổi mới sáng tạo trong việc ứng dụng các công nghệ cao như robot, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… để tạo ra những giải pháp CNTT tiếp cận phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng đối tượng NKT.
Như vậy, CNTT sẽ không chỉ là một công cụ giúp NKT có một cuộc sống tốt hơn mà còn là một ngành nghề mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cho bản thân họ.