Đây là phần quan trọng trong nội dung báo cáo “Chinh phục đỉnh cao mới: hướng tới hành trình tăng trưởng có lợi nhuận” về nền kinh tế số Đông Nam Á.

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Hôm nay 6/11, Google, Temasek và Bain & Company công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ tám với chủ đề “Chinh phục đỉnh cao mới: hướng tới hành trình tăng trưởng có lợi nhuận”, cập nhật xu hướng kinh tế số của sáu quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Bất chấp những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, báo cáo cho thấy tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực vẫn tiếp tục tăng và dự kiến đạt 218 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY). Báo cáo cũng cho thấy doanh thu từ nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á có triển vọng đạt mức 100 tỷ USD trong năm nay.

Bên cạnh con số GMV, đây là năm đầu tiên báo cáo chia sẻ các số liệu về doanh thu, cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về cách các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vĩ mô. Báo cáo cũng phân tích sâu hơn những cơ hội gia tăng sự tham gia vào nền kinh tế số nhằm mở khóa tiềm năng phát triển xa hơn nữa trong thập kỷ số của khu vực.

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Những điểm nhấn chính về Việt Nam trong báo cáo năm nay:

1. Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, hai năm thứ hai liên tiếp (2022 & 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines)

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Tăng trưởng GMV trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023 và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm 2025.

Ngành du lịch được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Du lịch trực tuyến đã tăng 82% trong năm qua và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng 21% từ 2023 đến 2025, với mức GMV dự kiến đạt 7 tỷ USD. Mặc dù khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại hoàn toàn, sự hồi phục của các đường bay quốc nội và quốc tế sau đại dịch đã góp phần thúc đẩy cho ngành du lịch Việt Nam.

Các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam bao gồm ngành Vận tải & Thực phẩm (Dịch vụ Giao đồ ăn) và Truyền thông Trực tuyến. Lĩnh vực này đã tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, dự kiến CAGR tăng 16% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và dự báo đạt 4 tỷ USD vào năm 2025.

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Trong bối cảnh sôi động của ngành truyền thông số tại Việt Nam bởi nhu cầu nội địa cao và sự năng động của các doanh nghiệp địa phương. Gaming, đặc biệt là game mobile, đang phát triển đặc biệt nhanh chóng, với việc một số nhà phát triển game trong nước đã thu được nhiều thành công trên trường quốc tế.

Các nhà cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến theo yêu cầu cũng tiếp tục giữ vai trò nổi bật, ngay cả khi nạn vi phạm bản quyền đang gây khó khăn cho mô hình này. Lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam tăng 11% trong giai đoạn 2022 – 2023, dự kiến GMV sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng CAGR 15% trong giai đoạn 2023 – 2025.

2. Dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) tăng trưởng nhanh chóng so với mức tăng trưởng ban đầu, và Việt Nam có mức thanh toán kỹ thuật số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm 2023

Sự chuyển đổi không thể đảo ngược từ hành vi ngoại tuyến sang trực tuyến (offline-to-online) tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng Dịch vụ Tài chính Kỹ thuật số (DFS) phát triển. Trong khi tỷ lệ áp dụng thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á đạt 50%, Việt Nam cũng đang thúc đẩy xu hướng này và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số, tăng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và sẽ tiếp tục phát triển ở mức 13% CAGR trong giai đoạn 2023 – 2025.

Thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến của mã QR. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng tốc khi Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.

3. Để thu hút đầu tư, các công ty kỹ thuật số cần có lộ trình đạt lợi nhuận cụ thể và chứng minh cho các nhà đầu về kế hoạch thoái vốn đáng tin cậy

Các quỹ đầu tư tư nhân tại Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm sau khi đạt mức cao kỷ lục, theo sát với xu hướng dịch chuyển toàn cầu do chi phí vốn cao và các vấn đề trong chu kỳ đầu tư.

Những vấn đề này bao gồm sự điều chỉnh rộng hơn về định giá so với mức kỷ lục trong năm 2021, sự bất cập xung quanh lộ trình sinh lời của một số công ty và thị trường vốn đầy thách thức khiến việc thoái vốn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Việt Nam là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á có mức đầu tư tăng trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022.

Tại khu vực Đông Nam Á, sự sụt giảm đầu tư từ các quỹ diễn ra ở tất cả các giai đoạn, và sụt giảm nhiều nhất là ở giai đoạn cuối. Dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Digital Finance Service) vẫn là lĩnh vực đầu tư hàng đầu nhờ tiềm năng tạo ra doanh số tốt.. Phần lớn thương vụ được rót vào ở các lĩnh vực mới nổi, cho thấy các nhà đầu tư đang đa dạng hóa các danh mục đầu tư.

4. Người dùng có mức chi tiêu cao (HVUs) tiếp tục là yếu tố duy trì kinh tế bền vững, tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng phụ thuộc vào việc gia tăng mức độ tham gia kinh tế số

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Mặc dù hơn 70% giá trị giao dịch của nền kinh tế số được tạo ra bởi 30% lượng người chi tiêu hàng đầu ở Đông Nam Á, tuy nhiên, nhóm người dùng có mức chi tiêu thấp (non-HVUs) cũng mang lại cơ hội tăng trưởng đáng chú ý.

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Tại Việt Nam, nhóm HVU chi tiêu gấp 5,4 lần so với nhóm non-HVU. Trong khi HVU có nhiều khả năng tăng mức chi tiêu theo thời gian, thì non-HVU cũng mang đến cơ hội tăng trưởng nói chung. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục tăng, đa số non-HVU sẽ sẵn sàng tăng chi tiêu trực tuyến nếu chúng ta xây dựng được sự tin tưởng, giải quyết các rào cản ví dụ như nhu cầu tương tác thật với sản phẩm.

5. Cần mở rộng mức độ tham gia kỹ thuật số để tạo điều kiện cho làn sóng tăng trưởng tiếp theo

Mặc dù sự hòa nhập kỹ thuật số đã đạt được những bước tiến đáng kể ở Đông Nam Á trong các năm qua, khi nói đến việc tham gia vào kỹ thuật số – sự tham gia tích cực vào nền kinh tế kỹ thuật số thông qua việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ trong nhiều lĩnh vực, thì người tiêu dùng ở những khu vực ngoài các đô thị lớn đang đối mặt với nguy cơ chịu khoảng cách kỹ thuật số ngày càng lớn.

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là ba đô thị lớn dẫn đầu về sự tham gia vào kỹ thuật số tại Việt Nam, nhưng khoảng cách này ngày càng sâu ở khu vực ngoài các thành phố lớn.

Đặc biệt, các khu vực nông thôn dễ bị tổn thương hơn từ thách thức của đơn vị kinh tế. Giải quyết những khoảng cách này là trách nhiệm chung của nhiều thành phần trong nền kinh tế kỹ thuật số. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các rào cản, như vấn đề cung cấp và bảo mật, cũng có thể cải thiện sự tham gia của non-HVU và giúp nền kinh tế số của Việt Nam đạt được các mục tiêu tăng trưởng.

6. Tăng cường hiệu suất hoạt động và cải thiện trải nghiệm người dùng sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp đạt được tăng trưởng có lợi nhuận, và AI có thể giúp thực hiện điều này

Các công nghệ mới như AI có thể mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng theo nhiều cách khác nhau. Có thể kể đến những lợi ích như cải thiện hiệu suất hoạt động trong các lĩnh vực quản lý hàng tồn kho và tối ưu hóa tuyến đường, đồng thời tăng cường mức độ tương tác và tham gia kỹ thuật số sâu hơn thông qua các đề xuất nội dung được cá nhân hóa trong truyền thông trực tuyến. AI cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận, tăng cường bảo mật cho cả người bán và người tiêu dùng.

Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam cho biết: “Thật đáng chú ý khi tốc độ tăng trưởng GMV và doanh thu của nền kinh tế số Đông Nam Á đều tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai chữ số, với doanh thu dự kiến sẽ vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2023.

Bất chấp sự chậm lại của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng tích cực về khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2023 so với năm ngoái. Đây là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiềm năng dài hạn của đất nước”.

“Nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng vươn cao hơn nữa nhờ vào các yếu tố như sự phổ biến của các ứng dụng số hóa và lực lượng lao động công nghệ nội địa tự đào tạo có tay nghề cao đang thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo”, ông Fock Wai Hoong, Trưởng ban Đông Nam Á, Temasek nhận định. “Temasek vẫn lạc quan về tương lai của nền kinh tế số Đông Nam Á và sẽ tiếp tục triển khai vốn xúc tác để đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm, mang đến sự thịnh vượng cho mọi thế hệ.”

Năm thứ 2 liên tiếp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Các lĩnh vực quan trọng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như lĩnh vực Nội dung kỹ thuật số, mà phần lớn đóng góp đến từ ngành công nghiệp game với nhiều studio game Việt đã đạt được những thành công ở cấp độ toàn cầu.

Google tiếp tục hỗ trợ toàn diện nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia thông qua nhiều chương trình trên cả nước, thúc đẩy các startup công nghệ của Việt Nam và đầu tư vào các nhân tài địa phương; từ đào tạo cơ bản cho sinh viên và lực lượng lao động thông qua Chương trình Phát triển Nhân tài số, đến đào tạo chuyên sâu cho các nhà lãnh đạo khởi nghiệp công nghệ với Google for Startups Accelerator, Southeast Asia: Việt Nam Bứt Phá Đổi Mới”.

Thông tin về báo cáo e-Conomy SEA report: 

Báo cáo Kinh Tế Số khu vực Đông Nam Á (e-Conomy SEA report) là công trình nghiên cứu hàng năm do Google và Temasek khởi xướng từ năm 2016. Từ năm 2019, Bain & Company bắt đầu tham gia với tư cách là đối tác nghiên cứu chính.

Nghiên cứu này tận dụng những insight từ Temasek, nghiệp vụ phân tích của Bain, Google Trends, các nghiên cứu sơ bộ, phỏng vấn chuyên gia, và các nguồn tin chuyên môn trong ngành để làm sáng tỏ bức tranh về nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á (SEA). Tải báo cáo tại đây.

Góc quảng cáo